Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà.
Ngày giặc Pháp tới làng diệt thôn.
Ðường ngập bao xương máu tơi bời
Ðồng không nhà trống tàn hoang.
Ðó là Văn Cao.
Nhưng chỉ là Văn Cao trong chiến tranh.
Ðó là Văn Cao.
Một Văn Cao xuống đường đấu tranh cách mạng. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi và các bạn tôi lại hát Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch. Một giai điệu đẹp, trang trọng và quý phái. Tôi hát bài ấy không phải vì là bài ”ca ngợi“ mà vì giai điệu của nó đẹp quá, nó chinh phục tôi ngay từ những dòng dạo đầu của cung FA trưởng tài hoa.
Ðó là Văn Cao. Một Văn Cao trong ngẫu hứng.
VĂN CAO lúc 20 tuổi
Còn một Văn Cao khác, trữ tình, mộng mị, phiêu lãng và rất cổ điển trong Cung
Ðàn Xưa, Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Suối Mơ...
Nếu ai chịu khó đọc thơ của ông, xem tranh của ông, sẽ gặp một Văn Cao
khác hiện đại hơn.
Những bó hoa mang tới chúc tụng
Thành công một con người
Hàng ngày, hàng ngày
Xây thành cái mồ chôn
Con người thành công ấy
Người ta đôi khi bị giết bằng những bó hoa
( NHỮNG BÓ HOA )
Cái phần đời ngậm ngùi ấy Văn Cao không thể hiện được trong tác phẩm của mình dù chỉ thấp thoáng. Nó chìm khuất dưới đáy sâu của một biển cả lạnh giá. Và cũng giống như ngọn núi băng, cái phần chìm câm lặng ấy bao giờ cũng to lớn hơn phần nổi hào nhoáng trên bề mặt.
Ðó là điều đáng tiếc. Bởi vì nó cũng là một phần đời thật nhất, nhiều nỗi đau nhất, nhiều thương tích nhất. Nhưng, những giọt máu trên vùng thương tích ấy đã không chảy vào được tài năng của ông để tạo thành tác phẩm. Ðó là thiệt thòi của ông. Và của văn học nghệ thuật Việt Nam.
Thời sống nghèo túng và cô độc
Một Văn-Cao-thật là một cái gì dang dở.
Ðời dang dở. Mà tài năng - tuy lớn - nhưng cũng dang dở.
ĐÀO HIẾU
Y. có đến 3 năm công tác trên núi. Những năm ấy, mỗi buổi chiều, lững thững xuống suối lấy nước, để dành cho sáng hôm sau, bởi sáng sớm trời thường mờ sương rất lâu và lạnh, làm biếng.
Trả lờiXóaVà mỗi lần như vậy, lại lẩm nhẩm "Suối mơ"...nghe nhớ ơi là nhớ.
Thỉnh thoảng cả nhóm họp mặt, các bạn lại so dây và hát Suối mơ, Cung đàn xưa....
Hôm nay nghe ở đây, vẫn thấy hiện ra những con suối quanh co mình đã đi qua, đã một thời yêu thương , và đã để lại nơi ấy biết bao là kỷ niệm.
sao chú không nhắc đến bài cháu thích nhỉ "mùa xuân đầu tiên"
Trả lờiXóaTheo tài liệu Hoàng Văn Chí, năm 1952 ông đươc gởi đi Liên Xô để nghiên cứu thêm về âm nhạc, và cuộc xuất ngoại này làm Văn Cao thất vọng về thiên đường CS.
Trả lờiXóaNăm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn nghệ sĩ khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau:
Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.
Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý Đảng CS Đông Dương có hai miệng? ".
Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi...!
Thuở xưa tôi cũng có nhiều kỷ niệm với nhạc của VC như Y , song qua 3 thời như anh Đào Hiếu nói thì VC đã để lại cho lòng tôi những xót thương pha lẫn những hoài niện cũ ...Ôi ! thương sao cho một kiếp tài hoa sinh bất phùng thời !
Trả lờiXóaAnh YS nói gần đúng ý tôi khi chọn post lên bài nầy . Có nhiều người thời ấy không chịu ngồi yên như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Phùng Cung , Hữu Loan ...đã gây nên một trường đấu không cân sức ... Riêng VC đã âm thầm lui vào cõi riêng của mình và ôm nỗi buồn riêng ấy cho đến lúc qua đời . Thật đáng thương thay !
Trả lờiXóavà ý nghĩ đó bây giờ có thêm yênsơn biết nữa
Trả lờiXóaĐồng thanh tương ứng
Trả lờiXóaĐồng khí tương cầu
Đồng...hành nữa tép :))