Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

CƠM VÀ PHỞ



            
        CƠM NGUỘI NHÀ NGƯỜI


 
 

 

             "Gió đưa bụi chuối sau hè .

    “Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ …” (ca dao)
      *     
   “Trời mưa bong bóng phập phồng
   “ Mẹ đi lấy chồng con ở với ai ?  ….” (ca dao)
       *
    Tôi có một bà  khách hàng rất hay chuyện , và chuyện nào của bà kể cũng rất hấp dẫn , rất có duyên , nghe không bao giờ chán . Nhiều khi không mua gì cả nhưng dì vẫn ghé chỗ chúng tôi…tám tào lao lúc chúng tôi vắng khách .

    Có rất nhiều đề tài dì khai thác và “tám” với chúng tôi (cửa hàng chúng tôi gồm tôi và hai cô bán hàng) nhất là chuỗi đề tài về tình yêu nam nữ, chuyện chồng có vợ bé , chuyện ông ăn chả bà ăn nem, chuyện đụng độ nhau trong những mối tình ngang trái, chuyện tình tay ba …

   Không cần gì phải là một nhà văn  có nhiều tư liệu sống như Sơn Nam , hay một học giả uyên thâm về ca dao tục ngữ  như GS Thanh Lãng – Bà khách hàng – chúng tôi gọi là dì Năm Xuân  là một người phụ nữ tuy trông bình thường nhưng đối với chúng tôi dì là một con người đặc biệt trong bụng có cả một bồ ca dao , tục ngữ , chuyện dân gian đầy hấp dẫn để bất cứ lúc nào cũng có thể xuất khẩu thành chương …

   Một lần thấy cô bán hàng của tôi cắt tóc ngắn  , bà ứng khẩu ngâm nga :  

    “Tóc em ngắn không buộc chân anh được,
    “Tóc em dài mỗi sợi mỗi thương anh !”

  Hay có hôm tình cờ chạm mặt một khách hàng khác với vẻ mặt “ủ ê” vì chồng đã không còn là của riêng cô ta nữa, bà rủ rỉ với bọn tôi :

    “Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
    “Thiếp là cơm nguội lỡ khi đói lòng.”

Photobucket

  Dì không phải là người có học vấn cao gì đâu , theo lời dì kể thì dì  chỉ học hết bậc tiểu học  mà  thôi …Nhưng dì rất thuộc thơ văn trong sách vở .

   Một lần , cô Ngọc Lê ở xóm trong, một cô gái hơi lớn tuổi không chồng làm vũ nữ, bị xe chẹt chết, dì tạt qua chỗ chúng tôi và nói giọng ngậm ngùi :

     “Sống làm vợ khắp người ta,
   “Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.”(ND)

   Trong ngôn phong của dì có đến 9 phần thương xót hơn là mỉa mai .

    Từ đó , chúng tôi rất quý mến và có biệt nhãn đối với dì , trong khi lúc mới quen dì chúng tôi tám tào lao với dì và thường khơi gợi những đề tài nhiều khi không lành mạnh để nghe dì tám mà cười .

*  

Chuyện người lan sang chuyện mình, một lần dì nói với chúng tôi giọng buồn buồn :

    “Rau răm đất cứng, dễ bứng, khó trồng,
    “Dù thương đến mấy cũng là chồng người ta”

Photobucket

trong câu chuyện về mình, dì kể rằng :

“ Một phụ nữ tuổi mới hơn 30 chồng ra đi đột ngột để lại 6 đứa con, đứa nhỏ nhất còn ẵm ngữa. Lăn lóc , vật lộn với miếng cơm manh áo cho bản thân và đám con nheo nhóc, thật là chua chát, vất vã ! Nhưng nét sắc sảo và cái duyên cả trong lời ăn tiếng nói mà đến tận giờ vẫn thấp thóang đã làm chao đảo không ít cánh mày râu. Trong đó có người cũng muốn “bảo bọc” mẹ con bà nhưng trớ trêu bà chỉ ”rung động” trước một người đã bị ràng buộc !

  Chính 2 câu thơ đó đã làm bà nuốt nước mắt bao đêm và “cắn răng” một mình buớc đi tiếp cuộc đời cô độc của mình …

  Chúng tôi phỏng đoán dữ lắm : Phải chăng đó là dì ? Nhưng dì không chối và cũng không xác nhận …

Photobucket


     Biết được chuyện của tôi, dì “tám” :


   “ Đồng hồ liệt máy vì bởi sợi dây thiều
   “ Em xa anh vì bởi sợi chỉ điều xe lơi …”


   Biết được ông xã tôi đang bỏ nhà chạy theo một cô gái khác , dì 888 liền :

-    Rồi ! Ổng chê cơm nguội rồi !

    Tôi cắc cớ hỏi lại :

-    Có khi nào dì ăn cơm nguội thấy ngon không ?

-    Có chứ ! nhất là những buổi chiều mưa như hôm nay …ăn cơm nguội với mắm chưng hay khô cá sặc rằng nướng hoặc khô cá tra chiên thì thật là tuyệt ! Tụi bây không biết đâu ! Cơm nguội cũng có cái ngon riêng của nó …

   Ngưng một chút, dì thở dài :

-    Nhưng cơm nguội thì bao giờ cũng là cơm nguội . Ăn hoài chán chết !

Tôi nghe lòng lạnh buốt ! Tự thương thân mình và xót thương cho thân phận một người phụ nữ mang tiếng chồng chê, chồng bỏ ; mang tiếng là “cơm nguội ăn hoài chán chết…” !

   Ôi ! đã bao nhiêu lần tôi bị quật ngã một cách đau thương , gượng ngồi dậy được lại bị tiếp những cú quật tàn khốc khác làm cho tôi quỵ ngã tiếp …

   Phải chăng tôi chỉ là một thứ “cơm nguội”  dư thừa ?

Photobucket



   Từ ngày anh ấy bỏ đi , tôi ngẩm nghĩ  hoài với hai từ “cơm nguội” mà lòng nghe đắng cay chua xót . Tôi thương cho cảnh ngộ trớ trêu thì ít mà thương thân mình quá đổi khiến thân xác tôi hao gầy thấy rõ . Con Tâm lính của tôi rỉ tai Dì Năm :

  - Cổ sụt mất 10 ký đó ...
 
   Dì kêu lên :

  - Trời ơi ! sao thế chứ ? Em là "cơm nguội" của chàng  nhưng là đặc sản của anh hàng xóm đấy ...Chuyện đàn ông có vợ bé là thường thôi mà ...

   "Gió đưa buội chuối sau hè
   " Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ ...
 
   Ôi ! câu nói của dì Năm bất ngờ rớt xuống đời tôi trong lúc tôi gần như tuyệt vọng , chính câu nói nầy đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều ...

   Đâu phải tôi là "cơm nguội" với tất cả mọi người ?

  Bởi đối với người nầy thì vàng ngọc bị coi là sỏi đá ; nhưng đối với người kia sỏi đá cũng có thể được xem là vàng ngọc ...

Photobucket

   Câu nói dân gian "CƠM - PHỞ" mà dì Năm nói cho tôi nghe quả là một cái phao cứu mệnh cho tôi - có thể nói được như vậy - Tôi đã  trút bỏ nỗi tự ti mặc cảm, gượng đứng lên , và đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng "cơm nguội" nhà nầy là một thứ đặc sản khó tìm ...

   và người đã đến với tôi như là một khám phá ra Châu Mỹ của Christopher Columbus !

  Tôi là một Châu Mỹ giàu sang , màu mỡ chứ không phải là một thứ "cơm nguội" đáng vất đi dưới mắt của người từng sống với tôi một khoảng thời gian đáng kể của một đời người ...

                                                                         7.10  


 

   


 
 

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

CẦU DĨ BA LẦN DÂNG GIÀY

 

              THẦY VÀ TRÒ

 

   Thân tặng các bạn đã và đang làm công tác Giáo Dục : Ngọc Yến, Gió heo may, Bằng lăng tím, Cao nguyên, MM...

                                                     vtd

 

 

 

 

 

   Vì tội đại náo Thiên cung nên Tôn Ngộ Không bị Phật tổ nhốt dưới núi ngũ hành 5 trăm năm . Khi mãn hạn , Ngộ Không  được Quan Âm tiến cử làm đồ đệ theo Tam Tạng sang Thiên Trúc thỉnh kinh .

  Dọc đường , ác tính lại nổi lên , Ngộ Không đập chết 6 tên cướp nên bị Tam Tạng đuổi đi …

  Trên đường đi, Ngộ Không ghé lại Đông Dương Đại Hải thăm Long Vương .

  Chợt nhìn thấy trên vách một bức tranh “Cầu Dĩ Dâng Giày” , bèn hỏi :

 - Đây là cảnh trí gì ?

 Long Vương nói:

 - Đại Thánh ở đời trước , việc ở đời sau nên ngài không nhận ra . Bức tranh nầy vẽ tích “Cầu Dĩ ba lần dâng giày”

 Hành Giả hỏi :

 - Thế nào là ba lần dâng giày ?

 - Vị tiên này là Hoàng Thạch Công, còn gã này là Trương Lương đời Hán. Thạch Công ngồi ở trên cầu Dĩ , hốt nhiên đánh rơi chiếc giày xuống dưới cầu, gọi Trương Lương nhặt lên . Gã này vội vàng mang lên ,  Hoàng Thạch Công lại giả bộ làm rơi giày nữa … Trương Lương vẫn kiên trì nhặt lên quỳ dâng trước mặt. Luôn ba lần  như thế, Trương Lương không có vẻ khinh nhờn , trễ nãi chút nào cả. Vì mến yêu gã ta siêng năng , lễ phép, cẩn thận nên cứ đến đêm Thạch Công lại dạy gã ta học sách thiên thư để ra giúp nhà Hán. Quả nhiên sau gã giỏi mưu tính ở trong màn trướng, quyết kế thắng ở ngoài nghìn dặm. Sau khi thái bình rồi, y từ chức vào rừng, theo học Xích Tùng Tử, được thành tiên đạo.

 Đại Thánh ạ ! Nếu Ngài không bảo vệ Đường Tăng, không chịu đựng khó nhọc, không chịu nghe dạy bảo, rồi thì Ngài chỉ là một con yêu quái, đừng tưởng được nên chính quả đâu.

 Ngộ Không nghe nói lặng thinh hồi lâu không nói năng gì

 Long Vương nói:

 - Đại Thánh nên lo xa, chớ nên tính việc trước mắt, mà lỡ cả tương lai.

  Ngộ không nói :

 - Ngài đừng dài lời nữa ! Lão Tôn lại đi bảo hộ sư phụ đây …(Tây Du Ký T.1 , tr. 258 , 259 - NXB VH , bản năm 1997)

 Quả nhiên về sau đã bảo vệ Đường tăng thỉnh được kinh sau 13 năm vất vã - đã thành phật được Như Lai phong là Đấu chiến thắng Phật . Lẽ dĩ nhiên là cũng phải có vòng Kim Cô mới quản được Đại Thánh …

*

 Các bạn !

 Chúng ta thường trách học trò của chúng ta quậy phá , nghịch ngợm , hổn láo , không biết trọng thầy , quý bạn …Nhưng những người thầy chúng ta có bao giờ làm như Huỳnh Thạch Công chăng ? Người đời sau có ai vẽ những bức tranh như tranh “Cầu Dĩ ba lần dâng giày” chưa ? Học trò ta có được chúng ta dạy biết quý trọng thầy như Trương Lương chưa ? 

  Ngô Thừa Ân sinh năm 1500 cách nay đã trên 500 năm nhưng đã có những tư tưởng thật vĩ đại .

 Còn chúng ta ? nhìn trông con tàu giáo dục cứ ì ạch lăn bánh từ mấy chục năm nay như con tàu lửa Bắc Nam cứ xình xịch …xình xịch …chưa thấy một ánh sáng ở cuối đường hầm …

                                                          3.10