THẦY VÀ TRÒ
Thân tặng các bạn đã và đang làm công tác Giáo Dục : Ngọc Yến, Gió heo may, Bằng lăng tím, Cao nguyên, MM...
vtd
Vì tội đại náo Thiên cung nên Tôn Ngộ Không bị Phật tổ nhốt dưới núi ngũ hành 5 trăm năm . Khi mãn hạn , Ngộ Không được Quan Âm tiến cử làm đồ đệ theo Tam Tạng sang Thiên Trúc thỉnh kinh .
Dọc đường , ác tính lại nổi lên , Ngộ Không đập chết 6 tên cướp nên bị Tam Tạng đuổi đi …
Trên đường đi, Ngộ Không ghé lại Đông Dương Đại Hải thăm Long Vương .
Chợt nhìn thấy trên vách một bức tranh “Cầu Dĩ Dâng Giày” , bèn hỏi :
- Đây là cảnh trí gì ?
Long Vương nói:
- Đại Thánh ở đời trước , việc ở đời sau nên ngài không nhận ra . Bức tranh nầy vẽ tích “Cầu Dĩ ba lần dâng giày”
Hành Giả hỏi :
- Thế nào là ba lần dâng giày ?
- Vị tiên này là Hoàng Thạch Công, còn gã này là Trương Lương đời Hán. Thạch Công ngồi ở trên cầu Dĩ , hốt nhiên đánh rơi chiếc giày xuống dưới cầu, gọi Trương Lương nhặt lên . Gã này vội vàng mang lên , Hoàng Thạch Công lại giả bộ làm rơi giày nữa … Trương Lương vẫn kiên trì nhặt lên quỳ dâng trước mặt. Luôn ba lần như thế, Trương Lương không có vẻ khinh nhờn , trễ nãi chút nào cả. Vì mến yêu gã ta siêng năng , lễ phép, cẩn thận nên cứ đến đêm Thạch Công lại dạy gã ta học sách thiên thư để ra giúp nhà Hán. Quả nhiên sau gã giỏi mưu tính ở trong màn trướng, quyết kế thắng ở ngoài nghìn dặm. Sau khi thái bình rồi, y từ chức vào rừng, theo học Xích Tùng Tử, được thành tiên đạo.
Đại Thánh ạ ! Nếu Ngài không bảo vệ Đường Tăng, không chịu đựng khó nhọc, không chịu nghe dạy bảo, rồi thì Ngài chỉ là một con yêu quái, đừng tưởng được nên chính quả đâu.
Ngộ Không nghe nói lặng thinh hồi lâu không nói năng gì
Long Vương nói:
- Đại Thánh nên lo xa, chớ nên tính việc trước mắt, mà lỡ cả tương lai.
Ngộ không nói :
- Ngài đừng dài lời nữa ! Lão Tôn lại đi bảo hộ sư phụ đây …(Tây Du Ký T.1 , tr. 258 , 259 - NXB VH , bản năm 1997)
Quả nhiên về sau đã bảo vệ Đường tăng thỉnh được kinh sau 13 năm vất vã - đã thành phật được Như Lai phong là Đấu chiến thắng Phật . Lẽ dĩ nhiên là cũng phải có vòng Kim Cô mới quản được Đại Thánh …
*
Các bạn !
Chúng ta thường trách học trò của chúng ta quậy phá , nghịch ngợm , hổn láo , không biết trọng thầy , quý bạn …Nhưng những người thầy chúng ta có bao giờ làm như Huỳnh Thạch Công chăng ? Người đời sau có ai vẽ những bức tranh như tranh “Cầu Dĩ ba lần dâng giày” chưa ? Học trò ta có được chúng ta dạy biết quý trọng thầy như Trương Lương chưa ?
Ngô Thừa Ân sinh năm 1500 cách nay đã trên 500 năm nhưng đã có những tư tưởng thật vĩ đại .
Còn chúng ta ? nhìn trông con tàu giáo dục cứ ì ạch lăn bánh từ mấy chục năm nay như con tàu lửa Bắc Nam cứ xình xịch …xình xịch …chưa thấy một ánh sáng ở cuối đường hầm …
3.10
Hôm nào anh Dũng nên có entry cho người công tác về nghệ thuật nữa nha! hihi
Trả lờiXóaThật sâu sắc! Mới một lần mà đã đại náo rồi, ba lần chắc tử quá anh thedung ơi!
Trả lờiXóaNhất quá tam mà linalol ... Đó là thước đo tư cách con người . Trương Lương nếu chỉ dâng giày 1 lần , thậm chí 2 lần chưa chắc Hoàng Thạch Công nhận ông ta làm học trò ...
Trả lờiXóaBên nghệ thuật thì tôi ...bí Kim lệ à ...
Trả lờiXóaBa lần dâng giày cũng là một nghệ thuật đó, Kim Lệ ạ.
Trả lờiXóaanh ơi , sao con tàu giáo dục ì ạch , chẳng phải VN vừa có Ngô Bảo Châu rạng danh thế giới đó sao , hí hí , hôm nay rảnh , qua chọc anh ...
Trả lờiXóaMột mình NBC thì làm nên tích sự gì hở em ? GD phải là toàn dân chứ ?
Trả lờiXóaThiệt là tủi thân khi cũng làm trong ngành giáo dục mà không được Anh Thedung tính vào entry này...
Trả lờiXóaNhưng tuy không có mình, em cũng lạm bàn đôi lẽ : Thứ nhất, Thạch Công xứng làm Thầy, nên đến đôi giày của Ông cũng xứng cho Trò nhặt đem dâng. Thứ hai, bởi Thạch Công xứng Thầy nên Trương Lương cũng xứng đạo làm Trò. Ông nhặt giầy cho Thầy để mưu cầu học nghề giúp nước. Giúp xong nước rồi thì tự quy ẩn mà tiêu dao tự tại. Thầy đó ắt sinh trò đó...
Ba lần dâng giầy ngụ ý, người xưa đem Lễ đối xử và hành xử với nhau. Thầy rơi giầy chứ đâu có đưa chân mang giầy ra đá trò. Trò dâng giầy để Thầy mang lại cho ngay ngắn chỉn chu người Thầy, chứ không khúm núm nâng chân Thầy để lồng vào hộ... Cái Lễ là ở đó, dạy học là một nghệ thuật mà sự tử tế nếu không ngự trị, thì khó bề vẽ nên bức tranh lương thiện.
Chị Ngọc Yến comment trong entry này em khóai quá, cảm ơn Chị !
Trước tiên anh xin lỗi MM vì trót đã quên để em vô trên đầu entry, bây giờ anh sẽ sửa ngay . Thứ hai là anh rất cảm ơn em về phần phân tích ý nghĩa của bài , nó đã lột tả được ý đồ của anh khi viết bài nầy ...Người ta nói rằng hiểu nhau một cách sâu sắc là tri kỷ của nhau - như KHÚC DƯƠNG và LƯU CHÍNH PHONG vậy - cho nên anh muốn kết làm bạn tri kỹ với em , ít nhất là qua bài nầy ...Một lần nữa xin cảm ơn em ...
Trả lờiXóaHihi, anh Thedung, em nói thiệt, em hay ba lơn và "làm ra vẻ" ganh tị chớ bụng dạ em hông có gì, anh đừng xin lỗi trịnh trọng mần em thấy mình ... vô duyên...
Trả lờiXóaĐược anh chọn làm bạn tri kỷ là vinh hạnh ngàn lần, em chỉ sợ mình tài sơ đức mỏng lại ba lơn lan man... nhưng em sẽ ráng Anh à...
Ồ em lại khiêm tốn rồi ! Kiếm một người "tài sơ đức mỏng" như em đâu phải dễ ?? Anh biết nhìn người mà ...Quyết định vậy đi hén ?
Trả lờiXóa"Còn chúng ta ? nhìn trông con tàu giáo dục cứ ì ạch lăn bánh từ mấy chục năm nay như con tàu lửa Bắc Nam cứ xình xịch …xình xịch …chưa thấy một ánh sáng ở cuối đường hầm".
Trả lờiXóaEm nghĩ, những người tâm huyết trong ngành giáo dục ai cũng có những câu tự hỏi như vậy. Làm giáo dục bây giờ, thật là nhiều thứ phải khổ tâm!
Khg làm GD cũng thấy khg yên em à ...
Trả lờiXóaBác Dũng chắc đã đọc bài của MM trên báo TT hôm rồi nhỉ? Tâm huyết của người làm Giáo dục đấy. Bác Dũng tìm đúng người tri kỉ rồi. Xin chúc mừng!
Trả lờiXóa