Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

DÒNG SÔNG XANH




HÍNH BÓNG CŨ ...



       

        












                            
                           
                               
                               Bao năm rồi lưu lạc ,     

                               Không hẹn ngày về quê,    

                               Cõi buồn người xa xứ ,

                               Quên mất nẽo đường về ...




           .ĐÊM MƯA

Nóng quá !




      BỨC ẢNH LÀM THAY ĐỔI    CÁI NHÌN VỀ CHIẾN TRANH




  





 
    Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út. Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.

   Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam” theo lời của chủ biên tạp chí Sống. AP file photos Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.


Nóng quá mẹ ơi !


 

    Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế… Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”.

  Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.

   Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ, lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại và đưa em vào bệnh viện cấp cứu Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”.

  Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.

   Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn.

   Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”. Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom napalm, là nạn nhân của chiến tranh...

   Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: 

  “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.

   Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”.

   Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.


Nóng quá !


 Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ.

   Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!

Ảnh nổi tiếng


 
BỨC ẢNH CỦA KEVIN CARTER .

 Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 làm cả thế giới bàng hoàng này, được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Nam Phi, ghi hình em bé gái đang đói lả gần chết nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hiệp Quốc. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ chết để ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. “The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering might just as well be a predator, another vulture on the scene”. « Người chỉ chú trọng chụp ảnh, nhưng lại vô cảm trước thảm cảnh của cô bé da đen, thì cũng chỉ là con vật ăn thịt, con kền kền thứ hai trong bối cảnh tàn bạo ấy mà thôi”. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

A3nh nổi tiếng 

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Sinh nhật con trai

Start:     Apr 23, '09 11:00p
End:     Apr 24, '09

Kimdung

http://kimdungvu.multiply.com/

TTX Vàng Anh

http://vanganhblog.multiply.com/

Hoàng Guitar

http://yume.vn/tien3hoang

GS Trần Hữu Dũng

http://www.viet-studies.info/

Nhà văn Đào Hiếu

http://www.daohieu.com

Huỳnh Chiêu Đăng

http://www.quanvenduong.com

Que toi.flv




Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009

But ky VUONG THE DUNG




GIẤC MƠ BUỒN ...

Đêm qua mơ thấy dáng em về ,

Song thưa trăng chếch nẽo đường quê ,

Mơ hồ nghe gió lùa qua cửa,

Chợt tỉnh rồi ra lạc bến mê !!

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2009

BÚT KÝ VUONG THE DUNG



THƠ CHO NGƯỜI ẤY ...

…Một chiều mây ám mưa tuông ,

Ta đau ta thác em buồn chăng em ?

Có buồn ngày ấy xin đem ,

Blog thơ ngày cũ mà xem đoạn nầy …

Ta mơ em mãi đến ngày ,

Hồn ta theo cánh chim bay về trời …!!