LÀM SAO ĐỂ CÓ
CA TỪ ĐẸP ?
HÀ ĐÌNH NGUYÊN
Lời dẫn
Hầu như tất cả mọi người đều công nhận rằng ca từ đóng một vai trò vô cùng quan trọng của bài hát .
Rất nhiều giấy mực nói về việc nầy , chắc các bạn cũng đã từng đọc qua .
Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn bài viết của HÀ ĐÌNH NGUYÊN đăng cách nay cũng khá lâu để chúng ta một lần nữa suy nghĩ về ca từ trong bài hát ,
Tôi là người thuộc thế hệ trước – có thể nói là già cũng được – và từng bị các thế hệ 8X, 9X chê là sến …chảy nước !!
Tôi không mặc cảm mà còn hảnh diện rằng mình đã được sống qua một thời mà ở đó có những con người phải nói là thật vĩ đại. Được đàn, hát nghe những bản nhạc bất hủ của các bậc tài danh ấy : Đặng Thế Phong , Nguyễn văn Thương, Đòan chuẩn- Từ Linh, Nguyễn văn Tý, Văn Cao, Phạm Duy, Trần Hoàn, Tô Vũ, Canh Thân, Hoàng Giác, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Trịnh Công Sơn…
Những nhạc phẩm gọi là Tiền chiến đó giờ đây ít có tác phẩm nào sánh kịp .
Tôi tự hỏi : Tại sao những nhạc phẩm đó người ta chơi theo kiểu nhạc không lời thì mọi người đều nghe và đồng cảm . Phải chăng do e nhạc hay do ca từ đã thấm sâu vào tâm tư chúng ta nên dù nghe nhạc không lời ta vẫn thích ?
Có ai chơi nhạc không lời những bài ca hiện nay và làm ra dĩa MP3 để bán không ? Câu trả lời chắc là không ! Vì dù 8 , 9X bây giờ hoan hô dòng nhạc mới , nhưng khi chơi nhạc không lời chắc họ sẽ không biết đó là bài gì !
Thôi để các bạn đọc Hà Đình Nguyên và còm thì hay hơn .
Nói đến việc đặt lời (ca từ) cho các ca khúc tân nhạc thì ai cũng phải công nhận Trịnh Công Sơn (TCS) là một trong những nhạc sĩ bậc thầy.
Những tình khúc của ông với phần từ ngữ đẹp đến bất ngờ, bài nào cũng như một bài thơ: "Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai. Tuổi nào mơ kết mây trong sương mờ..." (Còn tuổi nào cho em), "Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm. Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm..." (Ru em từng ngón xuân nồng), "...Rồi từ đây em gọi, tình yêu dấu chim bay. Gọi thân hao gầy, gọi buồn ngất ngây..." (Gọi tên bốn mùa), "Về lại nơi cuối trời làm mây trôi” (Phôi pha)...
Đôi khi TCS dùng từ một cách... vô lý, khó hiểu nhưng tuyệt hay: "Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím..." (Chiều một mình qua phố).
Nhưng đâu chỉ có TCS đặt lời hay mà ngay từ khi nền tân nhạc mới tiếp cận với đất nước Việt Nam thì những nhạc sĩ tiên phong cũng đã rất cẩn trọng khi đặt lời, bởi phần nhạc đã mượn của Tây thì phần lời phải chuyển tải được cái hồn dân tộc.
Văn Cao với "Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến em bẽ bàng...” (Buồn tàn thu), Trần Hoàn với “Ngày nào nghe tiếng chim ca líu lo trên cành hoa đào, em nhủ thầm rằng bóng dáng người tình về, về đến bến đò đầu làng...” (Lời người ra đi), Đan Thọ với "Chiều tím, chiều nhớ thương ai, người em tóc dài...” (Chiều tím), Doãn Mẫn với "Biệt ly, nhớ nhung từ đây..." (Biệt ly)...
Nhưng không phải ai cũng có "khiếu" văn chương để có những ca từ hoa mỹ bởi cũng có người chỉ biết sáng tác phần nhạc, do đó họ phải kết hợp với một người có khả năng đặt lời, đó là những trường hợp của Đặng Thế Phong - Bùi Công Kỷ (Con thuyền không bến, Giọt mưa thu...), Nguyễn Văn Thương - Kim Minh (Đêm đông, Bướm hoa), Đoàn Chuẩn - Từ Linh (Gởi gió cho mây ngàn bay, Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ, Thu quyến rũ, Lá đổ muôn chiều…)...
Cũng có những nhạc sĩ dư khả năng đặt lời nhưng lại rất thích lấy thơ của người khác ra phổ nhạc và rất thành công như trường hợp Phạm Duy và Phan Huỳnh Điểu và nhiều nhạc sĩ khác. Có thể nói, nhạc sĩ Phạm Duy là "phù thủy" - bất cứ bài thơ nào qua tay ông phổ nhạc thì nhà thơ đó nổi như cồn dù trước đó ít ai biết đến họ (Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Đào Văn Trương, Bùi Văn Bình, Vũ Hữu Định...).
Thế nhưng, khi Phạm Duy đem ngôn ngữ đường phố vào bài hát thì chẳng ai thèm hát hoặc chẳng để lại một dấu ấn gì: "Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi Tám. Sức mấy mà buồn, chịu chơi cả với buồn... (Sức mấy mà buồn), 10 bài tục ca...
Còn nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thì thẳng thắn: "Phải nói thật là rất ít nhạc sĩ sáng tác có khả năng sử dụng ngôn ngữ (ca từ) phong phú bằng các nhà thơ. Tôi lười... chọn chữ nên rất hay đọc thơ và hễ bắt gặp bài thơ nào hay, hợp với tâm trạng thì phổ..." (và ông đã có những ca khúc phổ thơ thật hay như: Bóng cây kơnia (thơ Ngọc Anh), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc), Thuyền và biển, Thư tình trước mùa thu (thơ Xuân Quỳnh)...
Có một số nhạc sĩ lại sính đưa điển tích hoặc các địa danh xa lạ vào bài hát: "...nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên..." (Thiên Thai - Văn Cao), "...Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng, bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi nghìn trùng…” (Hòn Vọng Phu I - Lê Thương), "...Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy duyên núi sông vẫn chưa xóa nhòa…" (Hòn Vọng Phu III - Lê Thương) "...Cung A Tô Châu, hay là chết bên dòng sông Đa-nuýp…” (Bên cầu biên giới - Phạm Duy)... xa lạ nhưng không hề khiên cưỡng nên người ta vẫn hát và thuộc lòng.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận không chỉ có Du kích sông Thao trứ danh mà ca khúc Việt Nam quê hương tôi thật hình tượng và quá đẹp về mặt ca từ.
Và không chỉ nhạc trữ tình mới có ca từ đẹp mà ngay cả nhạc đấu tranh cũng mượt mà sâu lắng: "Đồng lúa reo tay người mẹ hiền, mười mấy năm tảo tần mọi miền, nuôi con khôn mai nầy giữ nước. Cho quê hương lúa vẫn nở nhịp nhàng…" (Đồng lúa reo - Tôn Thất Lập) hoặc "Không ai ngăn nổi lời ca, lời ca phút ban đầu người tình thương mến nhau. Lời tôi ca như lửa ấm của con tim biết yêu nồng sưởi cho nhau cơn giá lạnh ngày đông…" (Không ai ngăn nổi lời ca - La Hữu Vang).
Có một ca khúc của nhạc sĩ Trần Long Ẩn mà phần ca từ rất "mộc mạc" có-sao-viết-vậy: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai cũng từng nghĩ về đời mình…” (Một đời người, một rừng cây) - nghe đơn giản là vậy nhưng chúng tôi đã hết sức xúc động khi được nghe các anh, các chị TNXP hiện đang là quản giáo ở các trường cai nghiện ma túy giữa núi rừng Daklấp (Đắk Nông) hát như là để tự động viên mình và cũng như để tâm sự với chúng tôi.
Ai nghe Một mình của nhạc sĩ Thanh Tùng mà không thấy lòng mình rưng rưng, rồi những Ca dao em và tôi (An Thuyên), Chị tôi (Trọng Đài), Cho em một ngày (Dương Thụ), Trên đỉnh phù vân (Phó Đức Phương)... đều là những ca khúc đẹp cả giai điệu lẫn ca từ...
*
Có khá nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay chẳng chú trọng lắm về mặt ca từ, hoặc viết chưa đủ "đô" để có thể thẩm thấu hoặc có những suy nghĩ lệch lạc nên đặt lời ca rất tùy tiện, dễ dãi và hời hợt - thậm chí nhét cả tiếng Tây vào, đâm ra "nửa nạc, nửa mỡ"...
Xin được kết thúc bài viết này với ca khúc Xin làm người hát rong mà nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã như trải lòng ra với đời, để mong "đời không chê trách" khi "từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về…” với dòng sông, lũy tre làng và câu ru của mẹ, có như thế mới thấy: yêu thương con người. Ca từ cũng thế, để tránh những sự hời hợt, lai căng người sáng tác phải thật sự đắm mình vào nguồn cội dân tộc thì mới thẩm thấu được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt!
Ca từ sex!
Có người bạn hỏi tôi: "Ông viết "nhạc sến", rồi "nhạc chế" và "nhạc hài". Thế có "nhạc... sex" không ?
Tôi bảo: "Có đấy! Nhưng không phải là "nhạc sex" mà là "ca từ sex".
Này nhé: "...Đưa ta đi về nguyên thủy loài người, tình yêu khi muốn ngỏ: vụng về làm bằng dấu đôi tay. Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về, thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi, ta đưa ta đến vùng tuyệt vời, đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi..." (24 giờ phép - Trúc Phương) - hát lướt qua thì không thấy gì nhưng nếu lấy "kính lúp" soi từng con chữ thì lại là... “chuyện phòng the"!
Rồi: "...Em khăn tang cô phụ, còn lóng lánh dấu ái ân..."
hoặc "...Cho anh một lần, anh được gì không ? Em còn gì không ?..." (Trần Thiện Thanh).
Có một ca khúc mà chỉ trong 3 câu hát đã đặc tả được cả một "quy trình... yêu" trong đời một người phụ nữ: làm người yêu, làm vợ và làm mẹ: "...Cho anh môi hồng còn thắm, cho anh trái ngọt vườn cấm và còn cho nữa tiếng ru trẻ thơ..." (Căn nhà màu tím - Hoài Linh). Thật không còn gì chính xác và... tuyệt vời hơn thế nữa !
H . Đ. N
Trần văn Khê và Phạm Duy
Trích phỏng vấn nhạc sĩ TRẦN LONG ẨN :
* Anh có nhận xét như thế nào về ca từ trong các ca khúc Việt?
- Thú thực về thế hệ các nhạc sĩ đàn anh thì tôi không dám nhận xét nhưng cũng xin nêu một ý kiến nhỏ: muốn có ca từ hay, đẹp thì người viết lời phải có một trình độ văn hóa nhất định đồng thời bối cảnh, môi trường sống của tác giả cũng rất ảnh hưởng đến ca từ. Thí dụ, trước năm 1945, khi đất nước ta đang bị giặc Pháp xâm lược thì những nhạc sĩ còn rất trẻ như Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương đã viết được những ca khúc đầy tính ẩn dụ: Con thuyền không bến, Đêm đông… Riêng về ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn (TCS), vì là bạn thân của TCS nên tôi rất hiểu anh: TCS chịu ảnh hưởng văn học Pháp rất nhiều, đồng thời anh cũng nghiên cứu nhiều về triết họåc Tây phương (sau này là triết học hiện sinh) và triết học Phật giáo.
Triết học hiện sinh đẩy chủ nghĩa cá nhân đến chỗ cùng cực (với TCS là sự cô đơn). Sự Cô Đơn Cùng Cực của TCS thể hiện bằng nhiều hình tượng hết sức ấn tượng: "...Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo..." - cái "bóng chim cuối đèo" ấy không lạnh lẽo lắm sao !
Rồi "...Như từng viên đá cuội, rớt vào lòng biển khơi…" và "...Đời sao im vắng, như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang, người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm" - anh biết cái đồng lúa ở miền Trung khi gặt xong thì trơ trọi, mênh mông lắm, rồi người về đối diện với cái bóng của mình in trên bức tường trắng: cô đơn đến cùng cực!
CA TỪ ĐẸP ?
HÀ ĐÌNH NGUYÊN
Lời dẫn
Hầu như tất cả mọi người đều công nhận rằng ca từ đóng một vai trò vô cùng quan trọng của bài hát .
Rất nhiều giấy mực nói về việc nầy , chắc các bạn cũng đã từng đọc qua .
Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn bài viết của HÀ ĐÌNH NGUYÊN đăng cách nay cũng khá lâu để chúng ta một lần nữa suy nghĩ về ca từ trong bài hát ,
Tôi là người thuộc thế hệ trước – có thể nói là già cũng được – và từng bị các thế hệ 8X, 9X chê là sến …chảy nước !!
Tôi không mặc cảm mà còn hảnh diện rằng mình đã được sống qua một thời mà ở đó có những con người phải nói là thật vĩ đại. Được đàn, hát nghe những bản nhạc bất hủ của các bậc tài danh ấy : Đặng Thế Phong , Nguyễn văn Thương, Đòan chuẩn- Từ Linh, Nguyễn văn Tý, Văn Cao, Phạm Duy, Trần Hoàn, Tô Vũ, Canh Thân, Hoàng Giác, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Trịnh Công Sơn…
Những nhạc phẩm gọi là Tiền chiến đó giờ đây ít có tác phẩm nào sánh kịp .
Tôi tự hỏi : Tại sao những nhạc phẩm đó người ta chơi theo kiểu nhạc không lời thì mọi người đều nghe và đồng cảm . Phải chăng do e nhạc hay do ca từ đã thấm sâu vào tâm tư chúng ta nên dù nghe nhạc không lời ta vẫn thích ?
Có ai chơi nhạc không lời những bài ca hiện nay và làm ra dĩa MP3 để bán không ? Câu trả lời chắc là không ! Vì dù 8 , 9X bây giờ hoan hô dòng nhạc mới , nhưng khi chơi nhạc không lời chắc họ sẽ không biết đó là bài gì !
Thôi để các bạn đọc Hà Đình Nguyên và còm thì hay hơn .
Nói đến việc đặt lời (ca từ) cho các ca khúc tân nhạc thì ai cũng phải công nhận Trịnh Công Sơn (TCS) là một trong những nhạc sĩ bậc thầy.
Những tình khúc của ông với phần từ ngữ đẹp đến bất ngờ, bài nào cũng như một bài thơ: "Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai. Tuổi nào mơ kết mây trong sương mờ..." (Còn tuổi nào cho em), "Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm. Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm..." (Ru em từng ngón xuân nồng), "...Rồi từ đây em gọi, tình yêu dấu chim bay. Gọi thân hao gầy, gọi buồn ngất ngây..." (Gọi tên bốn mùa), "Về lại nơi cuối trời làm mây trôi” (Phôi pha)...
Đôi khi TCS dùng từ một cách... vô lý, khó hiểu nhưng tuyệt hay: "Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím..." (Chiều một mình qua phố).
Nhưng đâu chỉ có TCS đặt lời hay mà ngay từ khi nền tân nhạc mới tiếp cận với đất nước Việt Nam thì những nhạc sĩ tiên phong cũng đã rất cẩn trọng khi đặt lời, bởi phần nhạc đã mượn của Tây thì phần lời phải chuyển tải được cái hồn dân tộc.
Văn Cao với "Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến em bẽ bàng...” (Buồn tàn thu), Trần Hoàn với “Ngày nào nghe tiếng chim ca líu lo trên cành hoa đào, em nhủ thầm rằng bóng dáng người tình về, về đến bến đò đầu làng...” (Lời người ra đi), Đan Thọ với "Chiều tím, chiều nhớ thương ai, người em tóc dài...” (Chiều tím), Doãn Mẫn với "Biệt ly, nhớ nhung từ đây..." (Biệt ly)...
Nhưng không phải ai cũng có "khiếu" văn chương để có những ca từ hoa mỹ bởi cũng có người chỉ biết sáng tác phần nhạc, do đó họ phải kết hợp với một người có khả năng đặt lời, đó là những trường hợp của Đặng Thế Phong - Bùi Công Kỷ (Con thuyền không bến, Giọt mưa thu...), Nguyễn Văn Thương - Kim Minh (Đêm đông, Bướm hoa), Đoàn Chuẩn - Từ Linh (Gởi gió cho mây ngàn bay, Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ, Thu quyến rũ, Lá đổ muôn chiều…)...
Cũng có những nhạc sĩ dư khả năng đặt lời nhưng lại rất thích lấy thơ của người khác ra phổ nhạc và rất thành công như trường hợp Phạm Duy và Phan Huỳnh Điểu và nhiều nhạc sĩ khác. Có thể nói, nhạc sĩ Phạm Duy là "phù thủy" - bất cứ bài thơ nào qua tay ông phổ nhạc thì nhà thơ đó nổi như cồn dù trước đó ít ai biết đến họ (Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Đào Văn Trương, Bùi Văn Bình, Vũ Hữu Định...).
Thế nhưng, khi Phạm Duy đem ngôn ngữ đường phố vào bài hát thì chẳng ai thèm hát hoặc chẳng để lại một dấu ấn gì: "Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi Tám. Sức mấy mà buồn, chịu chơi cả với buồn... (Sức mấy mà buồn), 10 bài tục ca...
Còn nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thì thẳng thắn: "Phải nói thật là rất ít nhạc sĩ sáng tác có khả năng sử dụng ngôn ngữ (ca từ) phong phú bằng các nhà thơ. Tôi lười... chọn chữ nên rất hay đọc thơ và hễ bắt gặp bài thơ nào hay, hợp với tâm trạng thì phổ..." (và ông đã có những ca khúc phổ thơ thật hay như: Bóng cây kơnia (thơ Ngọc Anh), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc), Thuyền và biển, Thư tình trước mùa thu (thơ Xuân Quỳnh)...
Có một số nhạc sĩ lại sính đưa điển tích hoặc các địa danh xa lạ vào bài hát: "...nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên..." (Thiên Thai - Văn Cao), "...Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng, bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi nghìn trùng…” (Hòn Vọng Phu I - Lê Thương), "...Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy duyên núi sông vẫn chưa xóa nhòa…" (Hòn Vọng Phu III - Lê Thương) "...Cung A Tô Châu, hay là chết bên dòng sông Đa-nuýp…” (Bên cầu biên giới - Phạm Duy)... xa lạ nhưng không hề khiên cưỡng nên người ta vẫn hát và thuộc lòng.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận không chỉ có Du kích sông Thao trứ danh mà ca khúc Việt Nam quê hương tôi thật hình tượng và quá đẹp về mặt ca từ.
Và không chỉ nhạc trữ tình mới có ca từ đẹp mà ngay cả nhạc đấu tranh cũng mượt mà sâu lắng: "Đồng lúa reo tay người mẹ hiền, mười mấy năm tảo tần mọi miền, nuôi con khôn mai nầy giữ nước. Cho quê hương lúa vẫn nở nhịp nhàng…" (Đồng lúa reo - Tôn Thất Lập) hoặc "Không ai ngăn nổi lời ca, lời ca phút ban đầu người tình thương mến nhau. Lời tôi ca như lửa ấm của con tim biết yêu nồng sưởi cho nhau cơn giá lạnh ngày đông…" (Không ai ngăn nổi lời ca - La Hữu Vang).
Có một ca khúc của nhạc sĩ Trần Long Ẩn mà phần ca từ rất "mộc mạc" có-sao-viết-vậy: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai cũng từng nghĩ về đời mình…” (Một đời người, một rừng cây) - nghe đơn giản là vậy nhưng chúng tôi đã hết sức xúc động khi được nghe các anh, các chị TNXP hiện đang là quản giáo ở các trường cai nghiện ma túy giữa núi rừng Daklấp (Đắk Nông) hát như là để tự động viên mình và cũng như để tâm sự với chúng tôi.
Ai nghe Một mình của nhạc sĩ Thanh Tùng mà không thấy lòng mình rưng rưng, rồi những Ca dao em và tôi (An Thuyên), Chị tôi (Trọng Đài), Cho em một ngày (Dương Thụ), Trên đỉnh phù vân (Phó Đức Phương)... đều là những ca khúc đẹp cả giai điệu lẫn ca từ...
*
Có khá nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay chẳng chú trọng lắm về mặt ca từ, hoặc viết chưa đủ "đô" để có thể thẩm thấu hoặc có những suy nghĩ lệch lạc nên đặt lời ca rất tùy tiện, dễ dãi và hời hợt - thậm chí nhét cả tiếng Tây vào, đâm ra "nửa nạc, nửa mỡ"...
Xin được kết thúc bài viết này với ca khúc Xin làm người hát rong mà nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã như trải lòng ra với đời, để mong "đời không chê trách" khi "từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về…” với dòng sông, lũy tre làng và câu ru của mẹ, có như thế mới thấy: yêu thương con người. Ca từ cũng thế, để tránh những sự hời hợt, lai căng người sáng tác phải thật sự đắm mình vào nguồn cội dân tộc thì mới thẩm thấu được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt!
Ca từ sex!
Có người bạn hỏi tôi: "Ông viết "nhạc sến", rồi "nhạc chế" và "nhạc hài". Thế có "nhạc... sex" không ?
Tôi bảo: "Có đấy! Nhưng không phải là "nhạc sex" mà là "ca từ sex".
Này nhé: "...Đưa ta đi về nguyên thủy loài người, tình yêu khi muốn ngỏ: vụng về làm bằng dấu đôi tay. Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về, thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi, ta đưa ta đến vùng tuyệt vời, đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi..." (24 giờ phép - Trúc Phương) - hát lướt qua thì không thấy gì nhưng nếu lấy "kính lúp" soi từng con chữ thì lại là... “chuyện phòng the"!
Rồi: "...Em khăn tang cô phụ, còn lóng lánh dấu ái ân..."
hoặc "...Cho anh một lần, anh được gì không ? Em còn gì không ?..." (Trần Thiện Thanh).
Có một ca khúc mà chỉ trong 3 câu hát đã đặc tả được cả một "quy trình... yêu" trong đời một người phụ nữ: làm người yêu, làm vợ và làm mẹ: "...Cho anh môi hồng còn thắm, cho anh trái ngọt vườn cấm và còn cho nữa tiếng ru trẻ thơ..." (Căn nhà màu tím - Hoài Linh). Thật không còn gì chính xác và... tuyệt vời hơn thế nữa !
H . Đ. N
Trần văn Khê và Phạm Duy
Trích phỏng vấn nhạc sĩ TRẦN LONG ẨN :
* Anh có nhận xét như thế nào về ca từ trong các ca khúc Việt?
- Thú thực về thế hệ các nhạc sĩ đàn anh thì tôi không dám nhận xét nhưng cũng xin nêu một ý kiến nhỏ: muốn có ca từ hay, đẹp thì người viết lời phải có một trình độ văn hóa nhất định đồng thời bối cảnh, môi trường sống của tác giả cũng rất ảnh hưởng đến ca từ. Thí dụ, trước năm 1945, khi đất nước ta đang bị giặc Pháp xâm lược thì những nhạc sĩ còn rất trẻ như Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương đã viết được những ca khúc đầy tính ẩn dụ: Con thuyền không bến, Đêm đông… Riêng về ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn (TCS), vì là bạn thân của TCS nên tôi rất hiểu anh: TCS chịu ảnh hưởng văn học Pháp rất nhiều, đồng thời anh cũng nghiên cứu nhiều về triết họåc Tây phương (sau này là triết học hiện sinh) và triết học Phật giáo.
Triết học hiện sinh đẩy chủ nghĩa cá nhân đến chỗ cùng cực (với TCS là sự cô đơn). Sự Cô Đơn Cùng Cực của TCS thể hiện bằng nhiều hình tượng hết sức ấn tượng: "...Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo..." - cái "bóng chim cuối đèo" ấy không lạnh lẽo lắm sao !
Rồi "...Như từng viên đá cuội, rớt vào lòng biển khơi…" và "...Đời sao im vắng, như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang, người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm" - anh biết cái đồng lúa ở miền Trung khi gặt xong thì trơ trọi, mênh mông lắm, rồi người về đối diện với cái bóng của mình in trên bức tường trắng: cô đơn đến cùng cực!
Quả thực nhạc phổ từ thơ luôn có ca từ hay, vì bản thân lời thơ đã được thi sĩ trau chuốt trước rồi.
Trả lờiXóaNhưng tại sao thời gian sau này lại ít có nhạc phẩm có lời ca hay? Dù không ít nhạc phẩm cũng được phổ từ thơ! Do thơ dỡ...? Hay nhạc sĩ kém tài...? hì hì...vụ này hổng dám lạm bàn, nói ẩu thì cảnh "đá bay đạn lạc" sẻ chụp lên đầu tui liền...! Ngu sao nói :))
sếnh ....... khà khà khà.. SẾN mới đúng.
Trả lờiXóanhững ca từ mà Trịnh Công Sơn để lại trong những bài hát đều do chính người MẸ của ông đã đóng Góp cho ông.
Trả lờiXóaHì. "Thôi kệ"....
Trả lờiXóa