Tặng HỒNG ĐÀO
Vào những năm 60 , khi đậu tú tài xong, tôi ghi danh học Luật . Sở dĩ phải học Luật là vì không thi đỗ vào các khoa nổi tiếng khác ( Thời đó Sàigòn có các khoa quý tộc sau đây cần phải qua kỳ thi tuyển : Y, Dược , Bách Khoa, Kiến Trúc, Nông Lâm Súc …) . Thí sinh thi vô các trường ấy không đậu thì sẽ ghi danh vào học các trường Luật, Văn Khoa hay trường Khoa học – Giáo Hoàng nói là Khoa Học Đại Học Đường – cũng là nó ! Ba trường nầy không đòi hỏi thi tuyển , miễn có bằng Tú Tài là có thể ghi tên vô học .
Tóm lại , trường Luật, Văn Khoa và Khoa học là chỗ chứa những anh lở vận , không vào được những khoa “vàng” của thời đại . Trong đó trường luật là chỗ chứa cao nhất vì nó không đòi hỏi người sinh viên phải có mặt (giờ thực hành, giờ lên lớp của một số ông thầy khó tính) . Trường Luật thì không đòi hỏi các khoảng ấy cho nên cuối năm đi thi , nhiều thí sinh mặc đồ lính hay đồ Cảnh sát mong vô Oral thầy thông cảm !...
Năm tôi ghi danh học năm thứ nhất số SV lên đến gần 4 ngàn !
Nhóm học tài tử của bọn tôi thì không làm gì tìm được chỗ ngồi trong giảng đường ! Bọn chăm học , nhất là con gái , giành chỗ rất ráo riết , một đứa đi sớm vô bỏ 5 , 10 cuốn tập để xí chỗ cho các bạn .
Tụi tôi thì ngồi lê la ở các hành lang , nhóm nào có xu rủn rỉnh thì vào ngôi trong căn tin ọp ẹp ở phía sau giảng đường I .
Thật ra giảng đường I lớn nhất cũng chỉ có thể chứa 3 . 4 trăm S.V mà thôi . Do đó trường hoàn toàn không kiểm soát được S.V có đến lớp hay không .
Chính thật trường không muốn S.V đi học đủ . Lý do như đã nói trên, mặt khác còn là vấn đề bán cours của các Thầy nữa !
Ban đầu tôi hơi ngạc nhiên là tại sao những ông thầy già bằng cấp to tổ bố chỉ dạy năn thứ nhất như Thầy Hách , thầy Bông , thầy Chiểu … còn những thầy trẻ mới ra trường như Thầy Thuyết chẳng hạn thì dạy năm thứ 4 và Cao học …
Sau nầy tôi mới hiểu .
Lúc học năm thứ nhất tôi đói quá nên bay về Cần Thơ xin vào trường tư thục Đồng Tâm dạy học .
Tôi nhờ anh Khởi làm lon ton ở trường mua dùm cours gởi về cho tôi , và tôi đã học “hàm thụ” kiểu đó hết mấy năm .
Đó là những năm tháng đầu tiên tôi bước vào nghề dạy học – Một cái nghề khi nói ra thì có quá nhiều tranh cãi : Người nói đó là nghề “bán cháo phổi” ; người nói đó là nghề “đưa đò” …
Mấy ông CS thì nói nghe kêu hơn : “ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”; “ Tuy không có tượng đồng bia đá nhưng rất vẽ vang “; “là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề”…
Ông Hồ và ông Đồng còn đưa thầy giáo và nghề dạy học lên tận mây xanh . Tuy nhiên do đồng lương quá kém nên ít ai hưởng ứng và dân Bắc kỳ có câu thiệu rằng “Chuột chạy cùng sào rơi vào sư phạm “
Các bạn thử nghĩ xem con chuột chạy quắng lên, cuối con sào hết đường chạy, để được tồn vong nó phải bay vào cái ngành rất “Cao quý” và ”vẻ vang” nầy .
Tôi một bước nhảy lên bụt giảng làm Thầy không học sư phạm ngày nào , chỉ mới đậu Tú Tài II mấy tháng . Tuy nhiên hồi đó tôi trông “già” lắm , chứ không non choẹt như các cô cậu Tú bây giờ .
Ông Cha Hiệu trưởng – Cha Đào Tiến Tình – một ông già quắc thước , sắc sảo phỏng vấn tôi . Sau khi hỏi một số câu không ăn nhập gì tới giáo dục và sư phạm , Cha nói :
- Tôi sẽ xếp Thầy dạy 2 lớp đệ thất . Nếu Thầy dạy được sẽ xếp thêm .
Lớp Đệ thất là lớp Sáu bây giờ .
Trời ạ ! ổng xếp tôi dạy môn Quóc văn !
Nhờ tôi rất mê sách từ lúc nhỏ - tôi “luộc” tất cả truyện của các nhà văn tiền chiến , truyện Tàu, truyện Chưởng … nên vốn văn trong bụng cũng nhiều , tôi giở trò “Tám” bằng sách làm cho các cô cậu nhóc mê tít .
Cũng may khi đó không có giáo án nên không sợ bị “cháy” !
Hồi đó, Giáo sư ( danh từ nầy để chỉ các thầy dạy trung học ) . Sau nầy ông Hồ biểu phải gọi là giáo viên , không được gọi là giáo sư; tương tự phải gọi Sinh viên là học sinh đại học , không được gọi là Sinh Viên ! Lúc ấy những tên có bằng cử nhân Luật như tôi khi xét lương thì bị sổ toẹt bằng cấp , chỉ tính bằng Tú Tài ! Bọn có cử nhân Triết cũng thế ! CS sợ Luật và triết lắm . Bởi họ đâu có luật , đâu có phân quyền gì ; còn triết thì chỉ biết có triết học của Mác - Engel mà thôi .
Còn nhớ thời ấy chúng tôi đi dạy không phải soạn giáo án – giáo ốm gì cả , ai siêng thì có tập soạn bài là tốt lắm rồi !
Chả bù với bây giờ lên lớp phải có giáo án – Giáo án lá pháp lệnh …
Nhiều trường còn chấm điểm các giáo án từ nội dung đến hình thức , rồi triển lãm các “giáo ốm “ ấy nữa …
Báo hại các thầy cô có bao nhiêu thời gian đều bỏ vào việc viết và “tô vẽ” giáo án . Nhiều người làm biếng thì mượn giáo án của bạn chép lại …
Người CS trong ngành giáo dục có nhiều cái cũng được , nhưng có một điều tệ hại nhất là không tin giáo viên : chính vì thế họ đi rình coi thầy cô dạy gì , rồi đi dự giờ , bắt trình giáo án …trong khi cái miệng của họ thì cứ xoen xoét “làm chủ tập thể “, Thầy giáo là kỹ sư của tâm hồn …
Trong mối quan hệ giữa người quản lý và thầy cô giáo mà không tin nhau thì khó sống với nhau lắm ! Thầy cô có hằng trăm ngàn cách để qua mặt người quản lý và lắm trò cười ra nước mắt đã xảy ra .
Còn nhớ, ngày trước có năm tôi lãnh trên 50 tiết /tuần (kể cả các giờ buổi tối) gồm nhiều cấp lớp , nhiều môn : Sử , Địa, Văn, Công Dân …
Về nhà lúc nào cũng phải xoay trần nằm bò ra soạn bài, vẽ bản đồ …Nhất là phải “học bài” cho thuộc !! Nếu viết giáo án thì khước !
Giáo sư chúng tôi thời đó những tay cự phách không ai ôm cặp lên lớp cả . Chỉ ghé bàn để phấn trong phòng Giáo sư lấy vài cục phấn và tay không đi lên lớp .
Thầy lên lớp mà ôm cặp hay cầm sách là yếu rồi, học trò coi thường ngay !
Đọc bài tập, đọc bài cho học sinh chép phải đọc thuộc lòng , không được cầm tập, cầm sách !
Đó là thị trường giáo dục , nó sàng lọc một cách khắc nghiệt. Ai yếu kém là bị loại : Cuối học kỳ hay cuối năm sẽ nhận được một cái thư “merci” của Hiệu trưởng , không trừ một ai .
Không có thứ giáo viên quốc doanh : miễn có giáo án soan kỹ, viết đẹp , có tô màu … là được bố trí lên lớp .
*
Cuộc đời đi dạy của tôi bắt đầu là như vậy : Không bằng cấp sư phạm, không biết tí gì cái gọi là “5 bước lên lớp” cả .
Tôi chỉ bước có một bước là lên bụt giảng và trụ ở đó hơn 20 năm !!
Và tôi cũng từng đứng đầu một trường ngoại hạng với một tập thể trên 60 giáo viên với 53 lớp và gần 3000 học sinh .
Nhưng ở trong ngành, tôi cũng vẫn bị coi là kẻ ngoại đạo ! Bọn A vào ( Những kẻ chỉ biết có giáo án và đì những chị em GV có chồng đi học tập cải tạo) vẫn rình và bất ngờ thanh tra trường . Bới bèo thì có bọ !! Tôi bị con mẹ Mai Lan của báo SGGP chưỡi liên tục mấy số . Kết quả : Trưởng phòng GD bị cách chức còn tôi bị đình chỉ công tác !!
Hạ màn !!
(Còn nữa)
Thầy Dũng ơi ! Đã 34 năm trôi qua rồi , mầm ươm vươn cao , cành lá phát triển đầy như rừng . Biết thu quả , ghép cành ra sao ? và đốn bỏ đi loại nào đây ? Phải chăng hỏng cả một thế hệ ? Nơi chốn quê nhà và khắp bốn phương trời , kẻ hậu sinh hầu như đều lạc hướng . Người VN biết bao giờ mới ĐOÀN KẾT ?
Trả lờiXóaĐọc và nhớ nhiều đến những năm xa ấy ... một bước ngoặc làm thay đổi số phận của biết bao con người ...
Trả lờiXóaĐôi nay nhận gian chưa hề đô lượng ...
thuphai may mắn hơn anh là lớp sinh viên miền Nam đầu tiên được đào tạo sau giải phóng nên cũng được tin tưởng , "được" giao làm Bí thư đoàn trường, dạy Văn và cả Chính trị ... Cả 2 môn đều không hứng thú ... Thế là thuphai "bỏ dạy có phép" đàng hoàng đấy ... !