BÀI THƠ VIẾT TRONG TÙ
Tôi đã viết hai bài nói về Sơn Nam . Song trong hệ thống tư liệu của tôi vẫn còn nhiều chuyện nói về ông mà tôi nghĩ nhiều bạn vẫn chưa biết . Nay tôi làm một entry ngắn cung cấp cho các bạn có lòng yêu mến “ông già Nam Bộ” một tư liệu hay để các bạn có dịp nghiền ngẫm khi trà dư tửu hậu . Nhạc nền nói về Sơn Nam có lẽ chỉ có bài vọng cổ là hợp nhất . Các bạn nào không thích nói tui “sến” thì đành chịu vậy !
SƠN NAM : BÀI THƠ VIẾT TRONG TÙ
Bài Thay lời tựa tập truyện ngắn nổi tiếng Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam là một bài thơ hay. Bài thơ dài 28 câu viết về thuở tiền nhân xưa từ miền Trung tha hương vào khai hoang mở cõi phương Nam. Đó là một bài thơ độc đáo hiếm thấy của nhà văn mà nhiều người đã thuộc lòng vì điệu buồn chất chứa trong từng âm điệu, câu chữ.
Nhưng có lẽ ít ai biết bài thơ đó nhà văn viết khi nào và ở đâu. Một hôm, cuối năm 2000, gần tết, tôi nhớ là ngày 15-1-2001, ông ghé thăm báo Cần Thơ và nhắn tôi qua chơi. Tôi chở ông về nhà mình, giở cuốn Hương rừng Cà Mau do Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1986 có chữ ký tặng bằng mực đỏ của ông ngày nào, rồi hỏi:
- Bài thơ này chú Tám làm hồi nào vậy?
Ông nheo nheo mắt, nói:
- Viết từ năm 1961, trong nhà tù Phú Lợi. Hồi đó chính quyền Sài Gòn bỏ tù cái tội mình vẫn theo kháng chiến.
Rồi ông ngồi chép lại cả bài thơ trên mặt sau một tờ lịch lớn. Nét chữ của một ông già 75 tuổi mà bay bướm quá chừng. Cuối bài thơ, ông ghi: “Viết thơ này từ năm 1961, nay chép lại tặng Huỳnh Kim, bờ sông Hậu”. Tôi đã nhờ thợ phủ laminate và ép tờ lịch ấy lên một tấm gỗ để lưu giữ được lâu bút tích của nhà văn Sơn Nam.
Tôi treo kỷ vật này trên tường kế bên kệ sách và gắn kề bên nét chữ của ông một chiếc lá khô hoang dã đã lìa cành tự khi nào. Chiếc lá ấy, nét chữ ấy, mỗi lần nhìn lên như nghe có tiếng người xưa vọng lại:
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ:Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả...
Tới Cà Mau - Rạch Giá
Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng...
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Dưới trời mây heo hút
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút
Điệu hò... ơ theo nước chảy chan hòa
Năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên, duy nhất và cuối cùng của “ông già Nam bộ”.
HUỲNH KIM
Nhưng có lẽ ít ai biết bài thơ đó nhà văn viết khi nào và ở đâu. Một hôm, cuối năm 2000, gần tết, tôi nhớ là ngày 15-1-2001, ông ghé thăm báo Cần Thơ và nhắn tôi qua chơi. Tôi chở ông về nhà mình, giở cuốn Hương rừng Cà Mau do Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1986 có chữ ký tặng bằng mực đỏ của ông ngày nào, rồi hỏi:
- Bài thơ này chú Tám làm hồi nào vậy?
Ông nheo nheo mắt, nói:
- Viết từ năm 1961, trong nhà tù Phú Lợi. Hồi đó chính quyền Sài Gòn bỏ tù cái tội mình vẫn theo kháng chiến.
Rồi ông ngồi chép lại cả bài thơ trên mặt sau một tờ lịch lớn. Nét chữ của một ông già 75 tuổi mà bay bướm quá chừng. Cuối bài thơ, ông ghi: “Viết thơ này từ năm 1961, nay chép lại tặng Huỳnh Kim, bờ sông Hậu”. Tôi đã nhờ thợ phủ laminate và ép tờ lịch ấy lên một tấm gỗ để lưu giữ được lâu bút tích của nhà văn Sơn Nam.
Tôi treo kỷ vật này trên tường kế bên kệ sách và gắn kề bên nét chữ của ông một chiếc lá khô hoang dã đã lìa cành tự khi nào. Chiếc lá ấy, nét chữ ấy, mỗi lần nhìn lên như nghe có tiếng người xưa vọng lại:
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ:Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả...
Tới Cà Mau - Rạch Giá
Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng...
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút
Điệu hò... ơ theo nước chảy chan hòa
Năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên, duy nhất và cuối cùng của “ông già Nam bộ”.
HUỲNH KIM
Thêm một chi tiết về Sơn Nam cũng khá thú vị :
Đi lãnh nhuận bút với nhà văn Sơn Nam
Đúng hẹn để nhận bài cho báo tết, tôi gọi điện thoại đến nhà truyền thống quận Gò Vấp (TP.HCM) xin gặp nhà văn Sơn Nam. Bên kia đầu dây, ông trả lời ngắn gọn: “Cho hẹn lại sáng mai nghen, sáng nay mắc ra báo Công An mượn tiền xài, hiện giờ trong túi chỉ còn mấy chục đồng”.Tôi nói: “Vậy thì tía ở đó đợi con vào chở tía đi”.
Khi ngồi sau lưng tôi trên chiếc Honda, ông nói: “Sáng nay có mấy cô ký giả trẻ đến hạch hỏi mấy tiếng đồng hồ, trả lời muốn khan cổ họng mà chẳng có đồng xu. Nhưng kể ra cũng tội nghiệp tụi nó, sinh viên từ miền Tây mới ra trường, đang thử việc, không có bài hay thì chủ báo không ký hợp đồng nên ráng giúp tụi nó“.
Phỏng vấn, kể chuyện là phải trả tiền, gần như đó là nguyên tắc của ông - một người cả đời chỉ sống bằng nghề viết - bởi những tư liệu mà ông có được ông cũng phải tốn tiền. Ông kể ngày xưa, ngay từ khi ông viết Lịch sử khẩn hoang miền Nam, sở dĩ ông có nhiều tư liệu quí là vì mỗi khi vào thư viện ông đều tặng phong bì cho thủ thư nên họ rất nhiệt tình.
Lý giải về sự sòng phẳng ấy, ông nói rằng mình viết bài đăng báo được lãnh nhuận bút thì không lý do gì bắt người khác phải cung phụng mình.Cả một đời gắn bó với văn chương, ông đã tự mình làm nên một Sơn Nam cho nền văn học. Bây giờ, khi ông ngồi sau lưng tôi đi đến một tòa báo để mượn tiền xài, tôi chợt ngậm ngùi nhận ra ông thiếu nhiều thứ so với một thường dân: cả đời không biết chạy xe dù là xe đạp, tròn 50 năm qua sống trên đất Sài Gòn ông chỉ biết đi bộ, đi xe buýt, xích lô và xe ôm; không có nơi tiếp khách dù là khách của ông ngày nào cũng có; không có điện thoại, dù là điện thoại bàn.
Cho đến bây giờ ông vẫn viết bằng tay hoặc dùng chiếc máy chữ mini mà tuổi thọ của nó cũng xấp xỉ tuổi nghề của ông. Hồi tòa soạn báo Văn Nghệ TP còn ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mỗi sáng ông từ nhà tới đó ngồi uống cà phê trong căng tin đến 9 giờ, đó là khoảng thời gian ông tiếp khách. Hay nói đúng hơn đó là văn phòng giao dịch của ông để giao và nhận bài cho các cơ quan báo chí trong nước và cả nước ngoài.
Khi báo Văn Nghệ dời đi, văn phòng giao dịch của ông dời về quán cà phê trong khuôn viên nhà truyền thống quận Gò Vấp gần chục năm nay.
Đến tòa soạn báo Công An, ông có vẻ thất vọng khi biết anh Trần Tử Văn đi vắng. Ra trước sân, ông trầm ngâm đứng lặng. Tôi hỏi ông cần khoảng bao nhiêu, ông nói khẽ: “Càng nhiều càng tốt, mấy đứa nhỏ đang gặp khó khăn chứ bản thân tôi thì hề hấn gì”.
Tôi đang nghĩ đến số nhuận bút bên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, nhưng khi nghe ông nói “mấy đứa nhỏ đang gặp khó khăn” thì tôi biết ngay rằng nhuận bút của một vài bài báo sẽ chẳng có nghĩa lý chi, phận mình mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn, cái nhà còn chưa có ở...
Tía lên đây con chở tía đi ...
Trong lúc đầu óc tôi đang bối rối thì ông già giục đi. Tôi hỏi đi đâu, ông bảo sang Hãng phim Giải Phóng. Đi dọc đường, ông nói rằng ở bên đó ông còn mấy ngàn đôla nhưng không biết đã về tới bên này chưa hay là còn bên Mỹ. Tôi chở ông đi như sự cầu may.
Nhưng thật bất ngờ, khi vừa dừng trước cổng thì anh Trần Khải Hoàng, phụ trách tài vụ, vừa dắt xe ra, gặp ông, anh mừng rỡ: “Trời ơi, tía! Vô đây con gửi tiền, con đợi tía mấy ngày nay!”.
Anh Hoàng cho biết một đạo diễn người Mỹ gốc Việt đã chuyển thể truyện ngắn "Mùa len trâu" của ông thành phim truyện nhựa, tạm thời họ ứng trước cho ông một số tiền, số còn lại sẽ trả sau khi phim phát hành hai tháng. Anh Hoàng nhờ tôi chuyển chứng từ cho anh Phạm Sĩ Sáu ở Nhà xuất bản Trẻ, bởi về mặt thủ tục, số tiền này phải trả cho nhà xuất bản vì bên ấy đã mua đứt bản quyền của nhà văn Sơn Nam.
Trên đường đi, ông Sơn Nam tỏ ra phấn chấn: “Thằng xuất bản Trẻ này chơi ngon, bản quyền tôi đã bán cho nó rồi, vậy mà số tiền này nó vẫn để cho tôi hưởng trọn, không lấy tiền cò mặc dù hợp đồng do nó ký“.
Như ngẫm nghĩ điều gì một lúc rồi ông nói: “Tôi còn mấy chuyện hay lắm nhưng về già mới viết được”. Nghe ông nói thế, tôi bật cười. Nhưng rồi tôi bỗng giật mình chợt nghĩ: ông có lẩm cẩm rồi chăng? Gần 80 tuổi rồi mà ông còn nghĩ “về già mới viết”.
VÕ ĐẮC DANH
CNB chọn bài này dùm chú, không biết chú nghe có thích không?
Trả lờiXóaTại sao nghe ca vọng cổ mà chú sợ người ta bảo là sến hả chú? CNB này nghe nhiều thứ nhạc, hai tai cũng kén, nhưng cổ nhạc là thứ CNB nghe hằng ngày trên quê mình, nếu đời CNB mà cũng không tìm hiểu và yêu mến nó thì đời sau, sau nữa còn ai nhớ tới nó? Nghĩ cũng buồn..... Biết bao người cũng từ cái xứ nhà quê này mà ra thôi, cũng từng sống ngoi ngóp trong vọng cổ "Sến" đó thôi......"Ai cao sang cứ cao sang/Còn tôi? Sến? mãi tàng tàng thế thôi". Hi. Hi.
Trả lờiXóaKhá lắm ! Nói nghe được !
Trả lờiXóaBài nghe được . Cam ơn !
Trả lờiXóa