Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

CHUYỆN RIÊNG TƯ




  ĐÊM NGHE BÀI VỌNG CỔ NHỚ NGƯỜI XƯA









                                                              Tặng CNB người đồng cảm                                       

     Tôi tập hợp những bài viết nói về Sơn Nam và CNB đã chèn cho một bài vọng cổ.

   Bài viết của Huỳnh Kim và Võ Đắc Danh gợi nhớ hình bóng của một ông già Nam Bộ thân thương . Đó là Ba tôi .

   Rồi bài thơ của Sơn Nam càng  gợi nhớ hơn một thời nào xa xưa oanh liệt nhưng đầy nổi u buồn khắc khoải của những người đi vỡ đất . …

           Có  bóng người vô danh
           Từ bên nầy sông Tiền
           Qua bên kia sông Hậu
           Mang theo chiếc độc huyền …

    ………………………..

          Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
          Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
          Chướng khí mù như sương
          Thân không là lính thú
           Sao chưa về cố hương  ??

……………………………

          …Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút
          Điệu hò ơ theo nước chảy chan hòa

    Và :

          Phong sương mấy độ qua đường phố
           Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê .

          Trong bài thơ có hình bóng của Ba tôi . (Ba tôi lớn hơn Sơn Nam 4 tuổi ) với cây đờn kìm và bài Dạ Cổ Hoài Lang .

*

    Vào những năm 70 , Mẹ tôi bị một cái bướu cổ càng ngày càng phát triển, và bác sĩ bảo phải mỗ . Cả nhà tôi mọi người đều lo xanh mắt . Mỗ hay không mỗ là một đề tài chúng tôi bàn rất lâu vì cái bướu dạng nầy rất nguy hiểm : lành ít , dữ nhiều ! Đụng dao kéo vào nếu là bướu ác tính thì thời gian kết thúc chỉ tính từng tháng mà thôi .

     Song cuối cùng chúng tôi cũng nghe theo lời tư vấn của anh Phán tôi là phải đưa mẹ tôi đi mổ .

    Mổ xong phải lấy một miếng đi thử xem coi bướu ấy thuộc dạng nào .

    Trong lúc chờ đợi kết quả từ bệnh viện coi đó là bướu ác tính hay bướu lành tính , Ba tôi ở nhà tôi .

    Tôi còn nhớ, đó là một sáng chủ nhật , hai cha con đi mua một cây đờn kìm … và tôi đã khóc thầm nhiều đêm trên căn gác nhà ở Cầu Chữ Y khi nghe Ba tôi đờn bản Dạ Cổ Hoài Lang …

    Sau nầy khi bình tâm lại tôi thường tự hỏi : không biết những giọt nước mắt đó tôi khóc cho Mẹ tôi hay vì Ba tôi trong tâm trạng đợi chờ đầy lo âu , căng thẳng ?

    Có lẽ cả hai .

    Trong tất cả anh chị em tôi, kể cả mẹ tôi , không ai biết được bí mật nầy của tôi và Ba tôi trong những ngày chờ kết quả thử bướu cho má tôi và về lý do mà hai cha con đi mua cây đờn kìm .

    Và cũng chỉ có mình tôi nghe được tiếng đờn kìm ngày ấy với bản Dạ Cổ Hoài Lang …

    Lần đó mẹ tôi chỉ bị một cái Tumeur mix - nói theo danh từ y khoa là một cái mụt hỗn hợp - vô hại .

    Và cũng sau lần đó , Ba tôi treo cây đờn lên chỗ ít thấy nhất , và còn rất lâu nữa tôi không nghe Người đờn bản Dạ Cổ Hoài Lang thuở xưa …



Ba ma1  

     
       Nhưng rồi mẹ tôi cũng ra đi trước …

    Dự báo những cung bậc u sầu trong bài Dạ Cổ Hoài Lang rồi cũng bật ra thành những tiếng tơ đồng nức nở trong cảnh kẻ ở người đi …

    Tôi không được nghiên cứu sâu về âm nhạc và chưa hiểu biết tường tận về những tác động của nó , song khi Ba tôi mua cây đờn kìm lúc Má tôi bệnh nặng là một tín hiệu không vui . Ba tôi lại có ý phổ một bài ca . Phải chăng đó là khúc Phượng Cầu Kỳ Hoàng của Tư Mã Tương Như ? Nhưng hởi ôi ! nàng Trác văn Quân đã ra người  thiên cổ thì biết còn ai nghe được khúc nhạc bi thương nầy ngoài những đứa con mất mẹ, lạc đàn ?

*

    Một thời gian rất lâu, sau khi mẹ tôi mất , cái cảm giác nôn nao khi tôi về thăm nhà ở Cần Thơ không còn rõ rệt như trước mỗi khi xe đò đưa tôi về gần đến Bắc Bình Minh …


34


   Còn Ba tôi ? Tuy Người không cầm được ngọn lửa trong cái bếp ngày xưa ấy , song trái với sự lo nghĩ của chúng tôi , ông không sống cô chích giữa đám con - mà vì cuộc sống phải lăn lộn ngoài đời để mưu sinh - nên chúng ít có dịp cận kề an ủi ông những khi sớm nắng chiều mưa …

    Ông là người Chồng , người Cha có một ý chí rất mạnh mẽ , biết nén dòng lệ chảy vào tim cùng với những cung bậc u sầu của bản Dạ Cổ Hoài Lang ; còn bản Phượng Cầu Kỳ Hoàng của Tư  Mã Tương Như thì ông không còn cơ hội nào để mà gẩy nữa . Nó đã cùng người khách bán cừ năm xưa đi vào giấc mộng cô miên …họa chăng còn thấy và nghe trong những giấc chiêm bao ! (Xin xem bài người cha) .

    Đôi khi trong những đêm trường u tịch , ông mặc một bộ đồ trắng , thong  dong  ngồi  dạo  khúc  Dạ  Cổ  Hoài  Lang , dáng Công Tử Bạc Liêu –  nhẹ nhàng , thanh thoát .


32


   Tôi nhìn ông lòng xôn xao biết bao nhiêu hình bóng cũ lần lượt hiên về trong ký ức .

       Có phải đó là chàng Tư Mã Tương Như thuở nào ?

     Phải . Song tiếng đàn bây giờ là vô vọng , không còn ai để mà nghe nữa … Nàng Trác văn Quân đã ra người thiên cổ mất rồi …

    Không biết Nàng Trác Văn Quân còn giữ được chút tinh anh  nào để trộm nghe tiếng đàn bi thương ấy hay chăng ?

    Tôi làm sao mà biết được ?

    Song , Nguyễn Du chẳng đã nói :"Sống là thể phách  thác còn tinh anh"


đó sao ?


30-40


                                   Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân ?

    Giờ đây Tư Mã Tương Như cũng đã đi theo Trác Văn Quân về một cõi khác .

    Đêm nay tôi thao thức nghe bài vọng cổ buồn lòng thổn thức bồi hồi nhớ lại tất cả mọi chuyện ngày xưa .

  Cầu trời cho Người được yên giấc ngàn thu và con vẫn còn nhớ mãi đến Người !

                                               


5 nhận xét:

  1. Chú thích chèn bài vọng cổ hôm trước thì chú tắt bài này đi, rồi CNB chèn lại dùm chú. Nhưng bài này hợp với nội dung entry này hơn đó chú. Hi.Hi.

    Trả lờiXóa
  2. cảm động lắm khi đọc xong entry .

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Cocakim nghen . Vậy là nổi buồn của mình đã có thêm một người chia xẻ ...

    Trả lờiXóa
  4. entry thật cảm động kd chia sẻ nỗi buồn với anh .

    Trả lờiXóa
  5. Đọc bài này mới biết anh Dũng cũng gốc Cần Thơ. Quê Ngoại tôi, từ quận Bình Minh chèo ghe vào (có khi đi ghe máy "ko le") mất hơn 1 tiếng tùy con nước (Cái Vồn???). Có một hôm, tôi theo ông Út của tôi chèo ghe xuyên qua bắc Cần Thơ để về nhà tôi, lần đầu tiên tôi lo sợ khi nhìn nước chảy xiết, nhưng vững tin vào tay chèo của ông Út tôi, nên mặt lúc đó dù tái đi, vẫn im re!

    Trả lờiXóa