NHỮNG ĐỒI HOA SIM
Lời người sưu tập : vào thập kỹ 60 của thế kỷ trước, bài thơ Màu tím hoa sim không biết bằng con đường nào vượt qua bức màn tre ở vỹ tuyến 17 vào miền Nam . Lập tức mấy tạp chí lớn như Bách Khoa, Văn ...in ra và người miền Nam tiếp nhận Màu tím hoa sim một cách hết sức trân trọng .
Ngay lập tức nhạc sỹ Dzũng Chinh phổ nhạc bài thơ trên với tựa đề Những đồi hoa sim và lần đầu tiên Phương Dung hát bản nầy đã được hoan nghênh nhiệt liệt ! Nhiều hãng dĩa, nhiều nhà sản xuất băng nhạc như Shotgun, Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương ..cũng thu bản nhạc nầy với nhiều giọng ca của các ca sỹ khác nhau .
Ngay lập tức nhạc sỹ Dzũng Chinh phổ nhạc bài thơ trên với tựa đề Những đồi hoa sim và lần đầu tiên Phương Dung hát bản nầy đã được hoan nghênh nhiệt liệt ! Nhiều hãng dĩa, nhiều nhà sản xuất băng nhạc như Shotgun, Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương ..cũng thu bản nhạc nầy với nhiều giọng ca của các ca sỹ khác nhau .
Tuy nhiên lúc đó ít người biết rằng một bài thơ "làm tím cả thi đàn Việt Nam" - như lời nhà văn Hồ Bất Khuất viết - đã làm cho tác giả của nó vướng bao nhiêu là hệ lụy !
Giới thiệu với các bạn entry nầy tôi không có mục đích chính trị , chỉ muốn chúng ta cùng hồi tưởng lại một thời kỳ đen tối về văn học dưới chế độ CS : A. Solzhenitsyn, Vụ Nhân văn giai phẩm ...đã làm nhức nhối trái tim của nhân lọai và là một vết nhơ không bao giờ phai nhạt .
Tuyệt tác "Những đồi hoa sim", thảm cảnh của Hữu Loan chúng ta cần phải nhớ và nói với những thế hệ mai sau rằng đừng bao giờ để cho những thảm cảnh như vậy tái hiện một lần nữa .
Trong bài nầy tôi có sử dụng một số hình hoa sim của một bạn nhưng quên tên, mong bạn thông cảm và lên tiếng để tôi điều chỉnh . Thật ra những bức ảnh quý giá của bạn là một động cơ lớn để tôi thực hiện entry nầy .
Gặp trưởng lão làng thơ Việt
Cái tên “Hữu Loan” từ lâu đã “làm tổ” trong lòng những người yêu thơ. Chỉ với bài “Màu tím hoa sim”, ông đã làm tím thi đàn Việt Nam. Đời người, đời thơ của Hữu Loan chứa đầy những điều đáng trân trọng.
... Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, trong một lần đi công tác tại Thanh Hoá, khi xe của chúng tôi đi qua một làng quê, người ngồi bên cạnh tôi thì thầm: "Hình như nhà thơ Hữu Loan kìa". Theo tay anh chỉ, tôi thấy một người đàn ông trên 60 tuổi đẩy một chiếc xe thồ đầy đá. Chiếc U-uát chạy nhanh quá, tôi không nhìn rõ mặt người đẩy xe, nhưng thấy dáng ông đi tự tin và vững chãi. Tuy nhiên, hình ảnh ấy có vẻ không phù hợp với một thi sĩ. Chắc có điều gì uẩn khúc ở đây? Tôi mong được một lần gặp Hữu Loan.
Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/4/ 1916 tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, đã từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Nga Sơn, Uỷ viên Văn hoá trong Uỷ ban Lâm thời tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là chiến sĩ một đơn vị ở Liên khu 4, chủ bút báo Chiến sĩ. Sau năm 1954, ông làm ở báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông trở về quê làm ăn sinh sống và nuôi dạy con cái.
Nhà thơ Hữu Loan ở trong một ngôi nhà cấp 4 chật chội, cũ kỹ; bù lại, có mảnh vườn khá rộng, có dừa vươn mình soi bóng, giàn mướp nở hoa vàng rực rỡ và một ao cá nhỏ xinh.
Nhà thơ Hữu Loan
Mối tình thánh thiện, đau thương và tuyệt tác thơ "Màu tím hoa sim”
Gia đình ông Lê Đỗ Kỳ là một gia đình trí thức cách mạng. Ông là kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Vợ là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông trở thành cán bộ của Hội Phụ nữ. Ba người con trai đầu của ông đi bộ đội. Người con cả là Lê Đỗ Khôi, hy sinh trên đồi Him Lam ngay trước giờ chiến thắng Điện Biên. Người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, chính là Trung tướng Phạm Hồng Cư. Người con thứ ba Lê Đỗ An chính là Nguyễn Tiên Phong, nguyên bí thư Trung ương Đoàn, nguyên Phó Ban Dân vận Trung ương. Người con thứ tư là Lê Đỗ Thị Ninh, vợ của nhà thơ Hữu Loan, nhân vật chính của bài thơ "Màu tím hoa sim".
Chàng gia sư tài hoa và cô học trò xinh đẹp đã cảm mến nhau ngay từ khi chàng đặt chân đến nhà nàng.
Trước một tình yêu chân thành, mãnh liệt, tinh tế và quả cảm của người con gái đẹp; thông minh, đa cảm, tài hoa như Hữu Loan không thể không tiếp nhận. Đây là hạnh phúc mà không phải ai cũng có được: Yêu và được con gái của nhà giàu yêu, rồi chính bố mẹ cô ta đứng ra làm đám cưới.
Hữu Loan cưới vợ trong một lần về phép ngắn ngủi, rồi lại ra đi, mải miết theo đoàn quân trong cuộc trường chinh chống Pháp. Nhưng cuộc đời thật khó lường, “không chết người trai khói lửa, mà chết người con gái hậu phương”. Vợ Hữu Loan chết khi mới 17 tuổi, số ngày sống với chồng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Nhận được tin vợ chết, Hữu Loan từ đơn vị trở về, thấy mẹ ngồi bên nấm mồ, bình hoa ngày cưới đã thành bình hương. Trong tim Hữu Loan - người lính, người tình, người chồng, người con dâng lên những đợt sóng trào. Tình cảm thiết tha, mãnh liệt và nỗi đau sâu thẳm đã sản sinh ra bài thơ "Màu tím hoa sim". Tất cả những tình tiết, sự kiện, con người trong bài thơ đều là thật. Có lẽ đây chính là nguyên nhân để bài thơ trở nên bất tử.
Cho đến lúc này, người ta vẫn chưa biết nhà thơ Hữu Loan đã viết tất cả bao nhiêu bài thơ. Nhà thơ, nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương thì khẳng định: Hữu Loan viết tất cả 24 bài.
Cả cuộc đời dài gần trăm năm của mình, Hữu Loan làm thơ không nhiều, không in tập lớn, tập bé; nhưng chỉ cần với một “Màu tím hoa sim”, ông đã nhuộm tím thi đàn Việt Nam. Cái màu tím bình dị của một loài cây mọc lúp xúp ở đồi núi Việt Nam đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp của thơ ca.
Chuyện đời mộc mạc
Người ta đã viết nhiều về Hữu Loan và dành cho ông những lời lẽ tốt đẹp nhất. Tôi không muốn làm cái chuyện ấy nữa, chỉ ngồi ngắm nhìn, hỏi chuyện, nghe ông nói, đọc thơ. Ở tuổi 93, vẫn với ánh mắt cười rất hóm, nhà thơ Hữu Loan chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình.
Bằng một chất giọng hơi khàn nhưng vẫn ấm, nhà thơ Hữu Loan đọc bài "Hoa lúa". Bài thơ khá dài, nhưng ông đọc thong thả, khi thì nhìn ra khoảng sân có dàn mướt đơm hoa, kết trái; khi thì nhìn về phía người đàn bà đã gắn bó cùng ông hơn nửa thế kỷ. Vợ ông ngồi lim dim, mãn nguyện. Có hạnh phúc nào hơn khi người mình say mê trở thành chồng mình, làm thơ tình tặng mình, thỉnh thoảng lại dồn hết tâm trí vào đó và tha thiết đọc lên.
Sự bình dị của nhân cách lớn
Thật khó mà tưởng tượng hết những khó khăn mà Hữu Loan vượt qua để duy trì cái gia đình có 12 miệng ăn giữa vùng quê nghèo khó trong những năm chiến tranh ác liệt. Hơn nữa, nhiều người trong bộ máy chính quyền địa phương lúc ấy không hiểu ông, còn gây thêm cho ông những khó khăn như tịch thu xe đạp của ông với lý do… phụ tùng không đồng bộ; xúi giục những người khai thác đá không bán cho ông.
Bằng nghị lực và sự dẻo dai hiếm có cả về tinh thần lẫn thể chất, Hữu Loan đã vượt qua tất cả mọi thử thách, tai ương. Ông đã sống, làm việc bền bỉ, trung thực, ngay thẳng để vợ con yên bình, vững tâm mà sống, mà lớn. Người ta không bán đá cho ông thì tự tay ông khai thác và chở đi bán. Một mình ông gần như đã san bằng một ngọn núi. Ông cũng đã trở thành “chuyên gia” mò cua, bắt ốc ở nơi những cây cói mọc lên để thành chiếu Nga Sơn nổi tiếng. Có lẽ trước khi khăn gói rời Hà Nội, ông đã lường trước mọi khó khăn nên không điều gì có thể làm ông gục ngã.
Cách đây mấy năm, Công ty Vitek đặt vấn đề xin được chuyển nhượng tác quyền bài thơ “Màu tím hoa sim” 100 triệu đồng. Lúc đầu ông không chịu với lý do “thơ tôi làm ra không phải để bán”, nhưng khi thấy có những người con vẫn còn khó khăn về vật chất, ông đã đồng ý. Sau khi nộp thuế 10 triệu đồng, ông mang 60 triệu chia cho các con, chỉ giữ lại 30 triệu cho tuổi già.
Hai vợ chồng nhà thơ Hữu Loan sống trong ngôi nhà nhỏ bé, ấm cúng, xung quanh là vườn cây xanh tốt; không xe hơi nhà lầu, không hội họp, phê bình, kiểm điểm, không đọc báo cáo… Hàng ngày ông trò chuyện với vợ, đọc thơ, chơi với các cháu và tiếp khách. Người làm tím thi đàn Việt Nam sống bình dị giữa làng quê của mình với đôi mắt cười rất hóm.
theo Hồ Bất Khuất
© 2008 talawas
Cái tên “Hữu Loan” từ lâu đã “làm tổ” trong lòng những người yêu thơ. Chỉ với bài “Màu tím hoa sim”, ông đã làm tím thi đàn Việt Nam. Đời người, đời thơ của Hữu Loan chứa đầy những điều đáng trân trọng.
... Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, trong một lần đi công tác tại Thanh Hoá, khi xe của chúng tôi đi qua một làng quê, người ngồi bên cạnh tôi thì thầm: "Hình như nhà thơ Hữu Loan kìa". Theo tay anh chỉ, tôi thấy một người đàn ông trên 60 tuổi đẩy một chiếc xe thồ đầy đá. Chiếc U-uát chạy nhanh quá, tôi không nhìn rõ mặt người đẩy xe, nhưng thấy dáng ông đi tự tin và vững chãi. Tuy nhiên, hình ảnh ấy có vẻ không phù hợp với một thi sĩ. Chắc có điều gì uẩn khúc ở đây? Tôi mong được một lần gặp Hữu Loan.
Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/4/ 1916 tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, đã từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Nga Sơn, Uỷ viên Văn hoá trong Uỷ ban Lâm thời tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là chiến sĩ một đơn vị ở Liên khu 4, chủ bút báo Chiến sĩ. Sau năm 1954, ông làm ở báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông trở về quê làm ăn sinh sống và nuôi dạy con cái.
Nhà thơ Hữu Loan ở trong một ngôi nhà cấp 4 chật chội, cũ kỹ; bù lại, có mảnh vườn khá rộng, có dừa vươn mình soi bóng, giàn mướp nở hoa vàng rực rỡ và một ao cá nhỏ xinh.
Tôi hồi hộp bước vào và thấy một ông già tóc bạc trắng. Đấy là nhà thơ Hữu Loan; ngồi cạnh một phụ nữ đã cao tuổi nhưng trông vẫn khoẻ mạnh, là vợ nhà thơ. Thấy chúng tôi vào, vợ chồng nhà thơ không ngạc nhiên, không tỏ ra vui mừng, đon đả, nhưng thân mật. Ông bà không hỏi chúng tôi là ai, đến đây làm gì, chỉ mời nước và quay quạt về hướng chúng tôi. Có lẽ những cuộc viếng thăm của các nhà văn, nhà báo, hay đơn giản chỉ là của những người yêu thơ đã trở nên quen thuộc với vợ chồng nhà thơ Hữu Loan.
Nhà thơ Hữu Loan
Mối tình thánh thiện, đau thương và tuyệt tác thơ "Màu tím hoa sim”
Gia đình ông Lê Đỗ Kỳ là một gia đình trí thức cách mạng. Ông là kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Vợ là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông trở thành cán bộ của Hội Phụ nữ. Ba người con trai đầu của ông đi bộ đội. Người con cả là Lê Đỗ Khôi, hy sinh trên đồi Him Lam ngay trước giờ chiến thắng Điện Biên. Người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, chính là Trung tướng Phạm Hồng Cư. Người con thứ ba Lê Đỗ An chính là Nguyễn Tiên Phong, nguyên bí thư Trung ương Đoàn, nguyên Phó Ban Dân vận Trung ương. Người con thứ tư là Lê Đỗ Thị Ninh, vợ của nhà thơ Hữu Loan, nhân vật chính của bài thơ "Màu tím hoa sim".
Chàng gia sư tài hoa và cô học trò xinh đẹp đã cảm mến nhau ngay từ khi chàng đặt chân đến nhà nàng.
Trước một tình yêu chân thành, mãnh liệt, tinh tế và quả cảm của người con gái đẹp; thông minh, đa cảm, tài hoa như Hữu Loan không thể không tiếp nhận. Đây là hạnh phúc mà không phải ai cũng có được: Yêu và được con gái của nhà giàu yêu, rồi chính bố mẹ cô ta đứng ra làm đám cưới.
Hữu Loan cưới vợ trong một lần về phép ngắn ngủi, rồi lại ra đi, mải miết theo đoàn quân trong cuộc trường chinh chống Pháp. Nhưng cuộc đời thật khó lường, “không chết người trai khói lửa, mà chết người con gái hậu phương”. Vợ Hữu Loan chết khi mới 17 tuổi, số ngày sống với chồng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Nhận được tin vợ chết, Hữu Loan từ đơn vị trở về, thấy mẹ ngồi bên nấm mồ, bình hoa ngày cưới đã thành bình hương. Trong tim Hữu Loan - người lính, người tình, người chồng, người con dâng lên những đợt sóng trào. Tình cảm thiết tha, mãnh liệt và nỗi đau sâu thẳm đã sản sinh ra bài thơ "Màu tím hoa sim". Tất cả những tình tiết, sự kiện, con người trong bài thơ đều là thật. Có lẽ đây chính là nguyên nhân để bài thơ trở nên bất tử.
Cho đến lúc này, người ta vẫn chưa biết nhà thơ Hữu Loan đã viết tất cả bao nhiêu bài thơ. Nhà thơ, nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương thì khẳng định: Hữu Loan viết tất cả 24 bài.
Cả cuộc đời dài gần trăm năm của mình, Hữu Loan làm thơ không nhiều, không in tập lớn, tập bé; nhưng chỉ cần với một “Màu tím hoa sim”, ông đã nhuộm tím thi đàn Việt Nam. Cái màu tím bình dị của một loài cây mọc lúp xúp ở đồi núi Việt Nam đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp của thơ ca.
Chuyện đời mộc mạc
Người ta đã viết nhiều về Hữu Loan và dành cho ông những lời lẽ tốt đẹp nhất. Tôi không muốn làm cái chuyện ấy nữa, chỉ ngồi ngắm nhìn, hỏi chuyện, nghe ông nói, đọc thơ. Ở tuổi 93, vẫn với ánh mắt cười rất hóm, nhà thơ Hữu Loan chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình.
Bằng một chất giọng hơi khàn nhưng vẫn ấm, nhà thơ Hữu Loan đọc bài "Hoa lúa". Bài thơ khá dài, nhưng ông đọc thong thả, khi thì nhìn ra khoảng sân có dàn mướt đơm hoa, kết trái; khi thì nhìn về phía người đàn bà đã gắn bó cùng ông hơn nửa thế kỷ. Vợ ông ngồi lim dim, mãn nguyện. Có hạnh phúc nào hơn khi người mình say mê trở thành chồng mình, làm thơ tình tặng mình, thỉnh thoảng lại dồn hết tâm trí vào đó và tha thiết đọc lên.
Sự bình dị của nhân cách lớn
Thật khó mà tưởng tượng hết những khó khăn mà Hữu Loan vượt qua để duy trì cái gia đình có 12 miệng ăn giữa vùng quê nghèo khó trong những năm chiến tranh ác liệt. Hơn nữa, nhiều người trong bộ máy chính quyền địa phương lúc ấy không hiểu ông, còn gây thêm cho ông những khó khăn như tịch thu xe đạp của ông với lý do… phụ tùng không đồng bộ; xúi giục những người khai thác đá không bán cho ông.
Bằng nghị lực và sự dẻo dai hiếm có cả về tinh thần lẫn thể chất, Hữu Loan đã vượt qua tất cả mọi thử thách, tai ương. Ông đã sống, làm việc bền bỉ, trung thực, ngay thẳng để vợ con yên bình, vững tâm mà sống, mà lớn. Người ta không bán đá cho ông thì tự tay ông khai thác và chở đi bán. Một mình ông gần như đã san bằng một ngọn núi. Ông cũng đã trở thành “chuyên gia” mò cua, bắt ốc ở nơi những cây cói mọc lên để thành chiếu Nga Sơn nổi tiếng. Có lẽ trước khi khăn gói rời Hà Nội, ông đã lường trước mọi khó khăn nên không điều gì có thể làm ông gục ngã.
Cách đây mấy năm, Công ty Vitek đặt vấn đề xin được chuyển nhượng tác quyền bài thơ “Màu tím hoa sim” 100 triệu đồng. Lúc đầu ông không chịu với lý do “thơ tôi làm ra không phải để bán”, nhưng khi thấy có những người con vẫn còn khó khăn về vật chất, ông đã đồng ý. Sau khi nộp thuế 10 triệu đồng, ông mang 60 triệu chia cho các con, chỉ giữ lại 30 triệu cho tuổi già.
Hai vợ chồng nhà thơ Hữu Loan sống trong ngôi nhà nhỏ bé, ấm cúng, xung quanh là vườn cây xanh tốt; không xe hơi nhà lầu, không hội họp, phê bình, kiểm điểm, không đọc báo cáo… Hàng ngày ông trò chuyện với vợ, đọc thơ, chơi với các cháu và tiếp khách. Người làm tím thi đàn Việt Nam sống bình dị giữa làng quê của mình với đôi mắt cười rất hóm.
theo Hồ Bất Khuất
© 2008 talawas
MẦU TÍM HOA SIM
"Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bẻ bỏng chiều quê
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe em nói
Không được trông thấy nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa
Đèn khuya
Bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa
Một chiều rừng mưa
Ba người anh ở chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên ngỡ ngàng trông ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tìm hoa sim tím chiều hoang biền biệt."
Hữu Loan
(Còn nữa)
oh hao gi' dep nhi? chuc ban vui ve !
Trả lờiXóaHoa sim chính gốc đó
Trả lờiXóaGiờ mới biết mặt mũi cánh hoa sim. Nhưng bài viết buồn quá chú ơi. Con sợ đọc cái gì buồn lắm, hix.
Trả lờiXóaChú ơi, có lộn hình hoa mua đó chú. Sim lá tròn, mua lá dài. Sim tím hồng, mua tím đậm hơn....
Trả lờiXóamột entry hay cám ơn anh .cũng chỉ vì ca khúc đó mà năm 2004 kd đã đi tìm và thấy hoa sim ở Phú Quốc .đúng là hoa trong entry.
Trả lờiXóaĐúng là có lộn hoa mua, nhưng chú không sành nên cũng châm chước vậy ?
Trả lờiXóaChú xem entry Phú Quốc của CNB có chụp hình sim và mua riêng biệt đó chú. Hình hoa thứ ba từ trên xuống là hoa mua thì phải.....Hi. Hi.
Trả lờiXóaCám ơn thedung, đi tìm hoa sim lạc vào đây. hi hi :)
Trả lờiXóaBây giờ mới có dịp đọc entry này.
Trả lờiXóa