Trịnh Công Sơn và Một cõi đi về
Tôi xin giới thiệu với các bạn trích bài phỏng vấn Trịnh Công Sơn của Văn Cấm Hải, trong đó phần lớn nói về cuộc sống, sự phục sinh có liên quan đến bản nhạc “Một Cõi đi về” của nhạc sĩ .
Bài phỏng vấn cũng như bài hát nầy có một triết lý sâu xa của phận người .
Bởi gì nhạc của Trịnh Công Sơn phần lời thật là tuyệt diệu , nghe thì biết vậy, nhưng hiểu thì mỗi người hiểu một cách .
“ Mây che trên đầu và nắng trên vai..”
Hay câu :
“ Có khi nắng khuya chưa lên…”
Không biết mỗi người nghĩ thế nào về những ca từ trừu tượng trên ?
Không phải vô cớ mà Nguyễn Quang Sáng nói rằng : Nghe bài Một Cõi Đi Về của TCS thì không còn sợ chết nữa …
Người ta thường nói : “ Lổ tai chúng ta là kẻ bảo thủ nhất “
Song nếu được hướng dẫn thì nó cũng biết nghe những cung bậc lạ .
Xin mời các bạn đọc bài phỏng vấn và nghe bản nhạc Một Cõi Đi Về để có thể hiểu thêm về nhạc TCS .
“ Về Huế tháng 3, Trời đẹp . Ở Morin, nơi ngày xưa Charlie đã từng ở . Thấy vui vì Huế như đã phục sinh …”
Đó là những dòng chữ sẻ chia của nhạc sĩ Trịnh Công sơn viết vào cuốn sổ tay của nhà văn Văn Cầm Hải vào ngày 27 – 3 – 1998 trong lần cuối anh trở lại Huế . Charlie Chaplin đã đi xa hơn 30 năm , còn nhạc sỹ Trịnh công Sơn cũng miên viễn hòa âm nơi nào đó như dòng sông Hương trong xanh trôi về biển lớn mà anh hằng ước ao rong chơi .
Tưởng niệm 4 năm ngày nhạc sỹ Trịnh công Sơn ra đi chúng tôi xin trích một phần trong cuộc trò chuyện “lịch sử” tại sân vườn khách san Morin – “lịch sử” bởi theo nhạc sĩ TCS , đây là lần phỏng vấn dài nhất trong đời mà anh đã ưu ái dành cho nhà văn Văn Cầm Hải .
Văn Cầm Hải (VCH) : Trên hành trình làm một con người tự do Trịnh Công Sơn, có lúc nào anh cũng bị trói buộc bởi chính anh hoặc bởi một mối quan hệ nào đó ?
Trịnh công Sơn (TCS) : Hình như chưa , ví khi cảm thấy một sự ràng buộc nào đó làm cho mình không được thoải mái là mình tìm cách thoát ra ngay tức khắc . Bao nhiêu lần thoát được cảnh ngộ tù túng rồi . Mình luôn luôn đứng bên lề sự tù túng .
VCH : Trong tự do, quan niệm sống và nghệ thuật chính thống của anh ?
TCS : Phải chân thành với cuộc sống thì cuộc sống sẽ cho anh, trả lại cho anh những gì cần phải nói trong nghệ thuật .
VCH : Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người, tình ytêu, cuộc sống cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học ?
VCH : Mở ra một con đường ngắn từ trái tim mình đến trái tim người , nơi đâu là cõi đi, cõi về khởi sự cho một đọan đường ngắn nhất ấy ?
TCS : Một cõi đi về là ý đồ chính của bài hát , ai cũng có một cõi đi về . Từ hư vô người ta đến với cuộc đời và từ cuộc đời rong chơi một thời gian người ta lại tở về với hư vô . Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có cảm nhận rất lạ là sau khi nghe bài hát nầy , anh không cảm thấy sợ chết nữa . Tôi cho điều ấy là đúng vì ai cũng có cõi đi cõi về giống nhau cả nên việc đến và đi với cuộc đời rồi trở lại hư vô, nó không còn hăm dọa con người , không xa lạ với con người .
VCH : Cuộc đời là một kiếp rong chơi như “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi” giữa “ Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì “. Mai sau anh mất rồi liệu anh còn đủ sức rong chơi bên kia thế giới nữa không ?
TCS : Ai cũng mơ ước có điều đó , tôi tin như vậy, nếu mình biết được có một sự tiếp nối trong cuộc rong chơi đó . Có một sự tiếp nối ở một cõi, một thế giới khác thì chắc là vui ! Và tôi nghĩ thật sự có một cõi nào đó khác với cõi đời nầy thì tất cả mọi người đều hy vọng được rong chơi mãi mãi .
VCH : Trong quá trình sáng tạo của mình, ắt hẳn là anh có một tác phẩm mà anh thích nhất ?
TCS : Thật là bối rối khi trả lời câu hỏi nầy của Hải . Thật tình mỗi bài hát đều đánh dấu một giai đọan hoặc một thời khắc nào đó của trạng thái tâm hồn cho nên lúc mình suy nghĩ về điều gì đó để viết một bài hát thì lúc đó mình thích bài hát ấy nhất . Khi nó đi qua rồi , mình lại tiếp tục viết bài khác và tiếp tục thích bài hát nào đáp ứng được trạng thái tâm hồn mình lúc ấy thì mình thích nhất vậy , Còn bây giờ chọn lại thật không dễ gì. Đó là một bài hát sẽ có hoặc không bao giờ có được .
VCH : Một điều buồn là không ít nghệ sỹ VN sau khi có một vài tác phẩm đặc sắc họ lại nhanh chóng tàn lụi . Còn anh là một ngọai lệ . Do số phận hay định mệnh,hoặc anh phải làm gì để vượt qua sự tàn lụi ?
TCS : Tôi nghĩ đã đi vào nghệ thuật thì phải chứng tỏ một điều là làm thế nào để có một dấu ấn riêng về cái tôi . Thông thường cái tôi thật đáng ghét nhưng trong nghệ thuật phải có cái tôi rõ ràng , cái tôi đó mang cả bản chất của mình . Một cái gì đó là cá tính là cái tôi nhất có mặt trong tác phẩm của mình nếu không nó sẽ bị đồng hóa với mọi người . Cái gì không độc đáo thì sẽ không tồn tại lâu dài được . Nếu ngày nào chưa làm được điều đó thì nên suy nghĩ tiếp mà làm chứ đừng làm theo kiểu cho có . Khi tôi vẽ xong một bức tranh hay hoàn thành một bài hát , tôi thường quan sát, người nghe đầu tiên, tôi thấy nó dở là bỏ ngay .
VCH : Tôi nghĩ nghệ sỹ bao giờ cũng có một nổi ám ảnh nào đó rất sâu sắc trong cuộc đời . nó xem như bệ phóng của sự sáng tạo ?
TCS : Nổi ám ảnh lớn nhất đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đên sau nầy vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết . Sự sống và cái chết trở thành vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi . Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó , là do tôi quá yêu cuộc sống , sợ mất nó . Mất mát một cái gì mà mình từng có trong cuộc đời đã từng đi qua từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào đó sẽ mất đi . Sự mất mát và cái chết là nổi ám ảnh lớn nhất của tôi .
VCH : Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gủi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thảng với Huế . Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi với cái chết cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát ?
TCS : Đúng rồi ! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống . Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được “sống lại” , sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu ! Bởi vì một thành phố “sống lại” tất cả những gì , ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghệ thuật có cơ hội sống lại .
VCH : Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh nầy ?
TCS : Nói về cái chết thì cũng hơi lạ . Mình vừa thoát khỏi nó . Hôn mê suốt một ngày, thở bằng Oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy , mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê , mình như thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết . Khi bình phục, ngừơi ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên có thể sự thản nhiên nầy làm mọi người thất vọng . Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về . Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không . Đối với mình , biên giới giữa cái chết và sự sống hình như chỉ là một sợi tóc mỏng manh . Cái chết và sự sống chắc gần gũi lắm giống như ngủ quên trong lúc sống mà ngủ quên một tí là trở thành cái chết , đến khi thức dậy lại trở thành cái sống . Nó là hai mặt đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được . Cái quan trọng là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về , mình thấy yêu đời sống hơn trước , dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống nầy hơn, để khi chết được yên tâm , không thắc mắc gì cả . Một cái chết như vậy cũng giống như sự sống . Nó không khác gì hơn .
TCS : Chắc là có sự tiếp nối bằng cách nầy hay cách nọ . Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt như sông nước . Cái sống và cái chết hòa lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác . Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngòai sự kiểm sóat của ý muốn con người .
VCH : Anh có hình dung ra thân xác hay tâm hồn mình lúc ở bờ bên kia ?
TCS : Chưa. Tại do lười biếng mà ra . Mình không bao giờ chuẩn bị trước cho mình cái gì cả cho những ngày sắp tới , như thế khi về Huế bỏ đồ đạc vào là đi thôi .
VCH : Anh Sơn, tại sao chúng ta cứ say sưa nói về cái chết nhỉ ?
TCS : Một trong các lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào cạm bẫy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều . Nhưng cuối cùng nghĩ đến cái chết nhiều là vì con người quá yêu cuộc sống . Mình không có quyền cho phép ai chết cả . Mình chỉ yêu nghệ thuật,cái gì thuộc về phạm trù cái đẹp , cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu, cái tốt , cái thiện , cái ác, ai gieo gì gặp nấy . Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình . Ngay cả giải quyết số phận của một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư, huống chi là số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người .
VCH : Nhưng cũng có người tự quyết định số phận cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện !
TCS : Chết là một sự trở về là một sự quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả . Khi đứa con hoang đi lạc trở về ; làng xóm người ta cũng vui mừng . Có lẽ cũng có cha mẹ . làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào . Như trong “Quê nhà và lưu đày” của A. Camus , sông là sự lưu đày và chết là trở về . Với mình thì có một quê nhà khác . Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn , có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gấn gũi nhất của mình là bào thai mẹ . Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai ấy .
VCH : Nghe nhạc anh , nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ , nồng nàn .
TCS : Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho bậc thượng thừa của hiện sinh là ông Phật tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống . Như khi anh và Hải uồng ly bia nầy thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia . Hoặc giả khi mình đói mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình khi con người mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả .
VCH : Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh, lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay là ai , là ai ?
TCS : Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết với nghệ thuật . Nếu có kiếp sau, kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ sống khỏe , thoải mái trong cõi đời nầy , muốn yêu cỏ thì yêu cỏ , muốn yêu hoa thì yêu hoa . Tự do và tự tại là con người của mình …
Bài phỏng vấn cũng như bài hát nầy có một triết lý sâu xa của phận người .
Bởi gì nhạc của Trịnh Công Sơn phần lời thật là tuyệt diệu , nghe thì biết vậy, nhưng hiểu thì mỗi người hiểu một cách .
“ Mây che trên đầu và nắng trên vai..”
Hay câu :
“ Có khi nắng khuya chưa lên…”
Không biết mỗi người nghĩ thế nào về những ca từ trừu tượng trên ?
Không phải vô cớ mà Nguyễn Quang Sáng nói rằng : Nghe bài Một Cõi Đi Về của TCS thì không còn sợ chết nữa …
Người ta thường nói : “ Lổ tai chúng ta là kẻ bảo thủ nhất “
Song nếu được hướng dẫn thì nó cũng biết nghe những cung bậc lạ .
Xin mời các bạn đọc bài phỏng vấn và nghe bản nhạc Một Cõi Đi Về để có thể hiểu thêm về nhạc TCS .
“ Về Huế tháng 3, Trời đẹp . Ở Morin, nơi ngày xưa Charlie đã từng ở . Thấy vui vì Huế như đã phục sinh …”
Đó là những dòng chữ sẻ chia của nhạc sĩ Trịnh Công sơn viết vào cuốn sổ tay của nhà văn Văn Cầm Hải vào ngày 27 – 3 – 1998 trong lần cuối anh trở lại Huế . Charlie Chaplin đã đi xa hơn 30 năm , còn nhạc sỹ Trịnh công Sơn cũng miên viễn hòa âm nơi nào đó như dòng sông Hương trong xanh trôi về biển lớn mà anh hằng ước ao rong chơi .
Tưởng niệm 4 năm ngày nhạc sỹ Trịnh công Sơn ra đi chúng tôi xin trích một phần trong cuộc trò chuyện “lịch sử” tại sân vườn khách san Morin – “lịch sử” bởi theo nhạc sĩ TCS , đây là lần phỏng vấn dài nhất trong đời mà anh đã ưu ái dành cho nhà văn Văn Cầm Hải .
Văn Cầm Hải (VCH) : Trên hành trình làm một con người tự do Trịnh Công Sơn, có lúc nào anh cũng bị trói buộc bởi chính anh hoặc bởi một mối quan hệ nào đó ?
Trịnh công Sơn (TCS) : Hình như chưa , ví khi cảm thấy một sự ràng buộc nào đó làm cho mình không được thoải mái là mình tìm cách thoát ra ngay tức khắc . Bao nhiêu lần thoát được cảnh ngộ tù túng rồi . Mình luôn luôn đứng bên lề sự tù túng .
VCH : Trong tự do, quan niệm sống và nghệ thuật chính thống của anh ?
TCS : Phải chân thành với cuộc sống thì cuộc sống sẽ cho anh, trả lại cho anh những gì cần phải nói trong nghệ thuật .
VCH : Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người, tình ytêu, cuộc sống cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học ?
Thủ bút của Trịnh Công Sơn
TCS : Một cõi đi về ! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát nầy bản thân tôi cũng thấy khó giải thích . Viết thì viết vậy, nhưng để giải thích thật rõ ràng thì thật khó . Nhưng khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lới là không hiểu nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong . nên khi nghe, khi hát lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim mình . Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm .
TCS : Một cõi đi về ! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát nầy bản thân tôi cũng thấy khó giải thích . Viết thì viết vậy, nhưng để giải thích thật rõ ràng thì thật khó . Nhưng khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lới là không hiểu nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong . nên khi nghe, khi hát lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim mình . Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm .
VCH : Mở ra một con đường ngắn từ trái tim mình đến trái tim người , nơi đâu là cõi đi, cõi về khởi sự cho một đọan đường ngắn nhất ấy ?
TCS : Một cõi đi về là ý đồ chính của bài hát , ai cũng có một cõi đi về . Từ hư vô người ta đến với cuộc đời và từ cuộc đời rong chơi một thời gian người ta lại tở về với hư vô . Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có cảm nhận rất lạ là sau khi nghe bài hát nầy , anh không cảm thấy sợ chết nữa . Tôi cho điều ấy là đúng vì ai cũng có cõi đi cõi về giống nhau cả nên việc đến và đi với cuộc đời rồi trở lại hư vô, nó không còn hăm dọa con người , không xa lạ với con người .
VCH : Cuộc đời là một kiếp rong chơi như “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi” giữa “ Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì “. Mai sau anh mất rồi liệu anh còn đủ sức rong chơi bên kia thế giới nữa không ?
TCS : Ai cũng mơ ước có điều đó , tôi tin như vậy, nếu mình biết được có một sự tiếp nối trong cuộc rong chơi đó . Có một sự tiếp nối ở một cõi, một thế giới khác thì chắc là vui ! Và tôi nghĩ thật sự có một cõi nào đó khác với cõi đời nầy thì tất cả mọi người đều hy vọng được rong chơi mãi mãi .
VCH : Trong quá trình sáng tạo của mình, ắt hẳn là anh có một tác phẩm mà anh thích nhất ?
TCS : Thật là bối rối khi trả lời câu hỏi nầy của Hải . Thật tình mỗi bài hát đều đánh dấu một giai đọan hoặc một thời khắc nào đó của trạng thái tâm hồn cho nên lúc mình suy nghĩ về điều gì đó để viết một bài hát thì lúc đó mình thích bài hát ấy nhất . Khi nó đi qua rồi , mình lại tiếp tục viết bài khác và tiếp tục thích bài hát nào đáp ứng được trạng thái tâm hồn mình lúc ấy thì mình thích nhất vậy , Còn bây giờ chọn lại thật không dễ gì. Đó là một bài hát sẽ có hoặc không bao giờ có được .
VCH : Một điều buồn là không ít nghệ sỹ VN sau khi có một vài tác phẩm đặc sắc họ lại nhanh chóng tàn lụi . Còn anh là một ngọai lệ . Do số phận hay định mệnh,hoặc anh phải làm gì để vượt qua sự tàn lụi ?
TCS : Tôi nghĩ đã đi vào nghệ thuật thì phải chứng tỏ một điều là làm thế nào để có một dấu ấn riêng về cái tôi . Thông thường cái tôi thật đáng ghét nhưng trong nghệ thuật phải có cái tôi rõ ràng , cái tôi đó mang cả bản chất của mình . Một cái gì đó là cá tính là cái tôi nhất có mặt trong tác phẩm của mình nếu không nó sẽ bị đồng hóa với mọi người . Cái gì không độc đáo thì sẽ không tồn tại lâu dài được . Nếu ngày nào chưa làm được điều đó thì nên suy nghĩ tiếp mà làm chứ đừng làm theo kiểu cho có . Khi tôi vẽ xong một bức tranh hay hoàn thành một bài hát , tôi thường quan sát, người nghe đầu tiên, tôi thấy nó dở là bỏ ngay .
VCH : Tôi nghĩ nghệ sỹ bao giờ cũng có một nổi ám ảnh nào đó rất sâu sắc trong cuộc đời . nó xem như bệ phóng của sự sáng tạo ?
TCS : Nổi ám ảnh lớn nhất đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đên sau nầy vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết . Sự sống và cái chết trở thành vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi . Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó , là do tôi quá yêu cuộc sống , sợ mất nó . Mất mát một cái gì mà mình từng có trong cuộc đời đã từng đi qua từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào đó sẽ mất đi . Sự mất mát và cái chết là nổi ám ảnh lớn nhất của tôi .
VCH : Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gủi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thảng với Huế . Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi với cái chết cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát ?
TCS : Đúng rồi ! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống . Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được “sống lại” , sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu ! Bởi vì một thành phố “sống lại” tất cả những gì , ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghệ thuật có cơ hội sống lại .
VCH : Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh nầy ?
TCS : Nói về cái chết thì cũng hơi lạ . Mình vừa thoát khỏi nó . Hôn mê suốt một ngày, thở bằng Oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy , mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê , mình như thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết . Khi bình phục, ngừơi ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên có thể sự thản nhiên nầy làm mọi người thất vọng . Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về . Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không . Đối với mình , biên giới giữa cái chết và sự sống hình như chỉ là một sợi tóc mỏng manh . Cái chết và sự sống chắc gần gũi lắm giống như ngủ quên trong lúc sống mà ngủ quên một tí là trở thành cái chết , đến khi thức dậy lại trở thành cái sống . Nó là hai mặt đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được . Cái quan trọng là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về , mình thấy yêu đời sống hơn trước , dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống nầy hơn, để khi chết được yên tâm , không thắc mắc gì cả . Một cái chết như vậy cũng giống như sự sống . Nó không khác gì hơn .
TCS : Chắc là có sự tiếp nối bằng cách nầy hay cách nọ . Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt như sông nước . Cái sống và cái chết hòa lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác . Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngòai sự kiểm sóat của ý muốn con người .
VCH : Anh có hình dung ra thân xác hay tâm hồn mình lúc ở bờ bên kia ?
TCS : Chưa. Tại do lười biếng mà ra . Mình không bao giờ chuẩn bị trước cho mình cái gì cả cho những ngày sắp tới , như thế khi về Huế bỏ đồ đạc vào là đi thôi .
VCH : Anh Sơn, tại sao chúng ta cứ say sưa nói về cái chết nhỉ ?
TCS : Một trong các lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào cạm bẫy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều . Nhưng cuối cùng nghĩ đến cái chết nhiều là vì con người quá yêu cuộc sống . Mình không có quyền cho phép ai chết cả . Mình chỉ yêu nghệ thuật,cái gì thuộc về phạm trù cái đẹp , cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu, cái tốt , cái thiện , cái ác, ai gieo gì gặp nấy . Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình . Ngay cả giải quyết số phận của một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư, huống chi là số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người .
VCH : Nhưng cũng có người tự quyết định số phận cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện !
TCS : Chết là một sự trở về là một sự quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả . Khi đứa con hoang đi lạc trở về ; làng xóm người ta cũng vui mừng . Có lẽ cũng có cha mẹ . làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào . Như trong “Quê nhà và lưu đày” của A. Camus , sông là sự lưu đày và chết là trở về . Với mình thì có một quê nhà khác . Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn , có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gấn gũi nhất của mình là bào thai mẹ . Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai ấy .
VCH : Nghe nhạc anh , nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ , nồng nàn .
TCS : Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho bậc thượng thừa của hiện sinh là ông Phật tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống . Như khi anh và Hải uồng ly bia nầy thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia . Hoặc giả khi mình đói mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình khi con người mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả .
VCH : Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh, lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay là ai , là ai ?
TCS : Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết với nghệ thuật . Nếu có kiếp sau, kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ sống khỏe , thoải mái trong cõi đời nầy , muốn yêu cỏ thì yêu cỏ , muốn yêu hoa thì yêu hoa . Tự do và tự tại là con người của mình …
Trích từ báo An Ninh số 44 tháng 3 /2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét