NỔI LÒNG KẺ THA HƯƠNG ...
Mai Thảo nói rằng văn nghệ sỹ VN có hai cuộc “lên đường” , một lần Di cư vào Nam và một lần Di tản ra nước ngòai .
Không có cuộc ra đi nào mà chẳng có nước mắt, chẳng có nổi buồn .
Huy Đức viết về cuộc ra đi ấy qua cảm xúc của Trần Dần :
…”Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ - Nhưng sao bước rã rời?/Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng? “
Và Du Tử Lê ở hải ngọai đã nhớ Sài gòn thật là da diết : nhớ từ con đường từ những chốn thân quen …Xa Lộ, Hàng Xanh , Thị Nghè.. Trương Minh Giảng , Tự do …
Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè /nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường …
Đây là pho tượng “Tiếc thương” đặt ở nghĩa trang quân đội cũ của Nguyễn Thanh Thu .
Hồi đó , mỗi lần đi ngang đây tôi đều ngừng xe lại và ngắm nhìn pho tượng Người lính ngồi gác cây súng ngang đùi , đôi mắt nhìn về phía xa xôi với một nét buồn khôn tả …
Dáng ngồi và cái nhìn của người lính gây cho lòng ta một cái gì xao xuyến, bâng khuâng …
Và cái hình tượng ấy đã tác động rất mạnh lên những người dân đang sống ở khu vực nầy . Người ta đồn rằng ban đêm người lính ấy đã ghé vô nhà xin nước uống …! Thậm chí người ta còn quả quyết rằng pho tượng đã khóc với hai dòng nước mắt chảy dài trên má v,,v,,,
Sau biến cố năm 1975 , pho tượng bị đập bỏ , nghĩa trang bị cày xới không còn một dấu tích nào nữa cả .
Ở đây tôi không có ý nói về chính trị , tôi chỉ nói lên khía cạnh nhân bản và tính nghệ thuật của bức tượng mà thôi .
Các bạn của Nguyễn Thanh Thu hỏi rằng Ông có ý định làm lại pho tượng lính ấy chăng ? và ông đã trả lời:
” - Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ. “
*
Sau đây tôi trích một phần bài viết cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Thanh Thu , Thái Phương của Văn Quang .
….Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ được tạo hình bằng một gốc cây. Anh Thu bắt đầu tâm sự: “Tôi về Việt Nam hai năm rồi đấy, chứ không như dư luận cho rằng tôi mới về để… làm một cái gì đó”.
Thái Phương hỏi thẳng thừng:
– Không phải là để dựng lại tượng Tiếc Thương sao?
Nguyễn Thanh Thu cười hà hà, có vẻ khoái chí vì câu hỏi thẳng thắn này. Anh bật người ra phía sau, hất hàm hỏi lại:
– Ai cho làm mà làm?
Thái Phương gặng tiếp:
– Nhưng anh có ý định đó không?
- Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ.
Chúng tôi hiểu ý anh, nhưng thật tình sống ở đây lâu, chúng tôi biết, có những điều mà những người như anh Thu hơi ngại, cần phải “giữ mình”. Chúng tôi cũng chẳng khác gì anh. Tôi thông cảm dễ dàng, tuy nhiên cũng cố moi xem anh Thu có gặp trở ngại gì trước những dư luận đó không. Anh lắc đầu:
Vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Thanh Thu
Chúng tôi đến bên bức tượng nhỏ Tiếc Thương, anh còn để bên những bức khác trên kệ. Đây là hình tượng lúc ban đầu của khi anh bắt tay vào sáng tác “Tiếc Thương” và được dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội vào ngày 1-11- 1966. Hình dung lại khung cảnh đó, tôi không khỏi bùi ngùi.
Trước đây anh là sĩ quan QĐVNCH, cấp bậc sau cùng là Thiếu Tá thuộc ngành quân nhu, phụ trách tổng quát về các công trình ở Sài Gòn và đặc trách về Nghĩa Trang Quân Đội.
Theo Văn Quang
Chú Thích :
Văn Quang là một tên tuổi khá nổi của Miền Nam trước 1975. Ông có nhiều độc giả và những tác phẩm của Văn Quang được nhắc đế là tiểu thuyết Chân Trời Tím, Nguyệt Áo Đỏ,
Sau 1975, ông ngưng bặt một thời gian dài. Mới đây ông xuất hiện trở lại với lá thư từ bàn viết "lưu vong" từ thị trấn đất đỏ Bình Phước, có tên là "Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự", chỉ gửi ra hải ngoại. Các bài viết của ông được báo chí và độc giả hải ngoại đón nhận nồng nhiệt.
*
Du tử Lê khi xa Sài Gòn vẫn không quên được “Pho tượng lính” ấy bởi tính nhân bản và nghệ thuật của nó nên bao điều ông nhớ trong đó có “pho tượng lính buồn se bụi đường…”
…Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường …
Huy Đức viết về cuộc ra đi ấy qua cảm xúc của Trần Dần :
…”Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ - Nhưng sao bước rã rời?/Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng? “
Và Du Tử Lê ở hải ngọai đã nhớ Sài gòn thật là da diết : nhớ từ con đường từ những chốn thân quen …Xa Lộ, Hàng Xanh , Thị Nghè.. Trương Minh Giảng , Tự do …
Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè /nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường …
Đây là pho tượng “Tiếc thương” đặt ở nghĩa trang quân đội cũ của Nguyễn Thanh Thu .
Hồi đó , mỗi lần đi ngang đây tôi đều ngừng xe lại và ngắm nhìn pho tượng Người lính ngồi gác cây súng ngang đùi , đôi mắt nhìn về phía xa xôi với một nét buồn khôn tả …
Dáng ngồi và cái nhìn của người lính gây cho lòng ta một cái gì xao xuyến, bâng khuâng …
Và cái hình tượng ấy đã tác động rất mạnh lên những người dân đang sống ở khu vực nầy . Người ta đồn rằng ban đêm người lính ấy đã ghé vô nhà xin nước uống …! Thậm chí người ta còn quả quyết rằng pho tượng đã khóc với hai dòng nước mắt chảy dài trên má v,,v,,,
Sau biến cố năm 1975 , pho tượng bị đập bỏ , nghĩa trang bị cày xới không còn một dấu tích nào nữa cả .
Ở đây tôi không có ý nói về chính trị , tôi chỉ nói lên khía cạnh nhân bản và tính nghệ thuật của bức tượng mà thôi .
Các bạn của Nguyễn Thanh Thu hỏi rằng Ông có ý định làm lại pho tượng lính ấy chăng ? và ông đã trả lời:
” - Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ. “
*
Sau đây tôi trích một phần bài viết cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Thanh Thu , Thái Phương của Văn Quang .
….Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ được tạo hình bằng một gốc cây. Anh Thu bắt đầu tâm sự: “Tôi về Việt Nam hai năm rồi đấy, chứ không như dư luận cho rằng tôi mới về để… làm một cái gì đó”.
Thái Phương hỏi thẳng thừng:
– Không phải là để dựng lại tượng Tiếc Thương sao?
Nguyễn Thanh Thu cười hà hà, có vẻ khoái chí vì câu hỏi thẳng thắn này. Anh bật người ra phía sau, hất hàm hỏi lại:
– Ai cho làm mà làm?
Thái Phương gặng tiếp:
– Nhưng anh có ý định đó không?
- Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ.
Chúng tôi hiểu ý anh, nhưng thật tình sống ở đây lâu, chúng tôi biết, có những điều mà những người như anh Thu hơi ngại, cần phải “giữ mình”. Chúng tôi cũng chẳng khác gì anh. Tôi thông cảm dễ dàng, tuy nhiên cũng cố moi xem anh Thu có gặp trở ngại gì trước những dư luận đó không. Anh lắc đầu:
Vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Thanh Thu
Chúng tôi đến bên bức tượng nhỏ Tiếc Thương, anh còn để bên những bức khác trên kệ. Đây là hình tượng lúc ban đầu của khi anh bắt tay vào sáng tác “Tiếc Thương” và được dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội vào ngày 1-11- 1966. Hình dung lại khung cảnh đó, tôi không khỏi bùi ngùi.
Trước đây anh là sĩ quan QĐVNCH, cấp bậc sau cùng là Thiếu Tá thuộc ngành quân nhu, phụ trách tổng quát về các công trình ở Sài Gòn và đặc trách về Nghĩa Trang Quân Đội.
Theo Văn Quang
Chú Thích :
Văn Quang là một tên tuổi khá nổi của Miền Nam trước 1975. Ông có nhiều độc giả và những tác phẩm của Văn Quang được nhắc đế là tiểu thuyết Chân Trời Tím, Nguyệt Áo Đỏ,
Sau 1975, ông ngưng bặt một thời gian dài. Mới đây ông xuất hiện trở lại với lá thư từ bàn viết "lưu vong" từ thị trấn đất đỏ Bình Phước, có tên là "Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự", chỉ gửi ra hải ngoại. Các bài viết của ông được báo chí và độc giả hải ngoại đón nhận nồng nhiệt.
*
Du tử Lê khi xa Sài Gòn vẫn không quên được “Pho tượng lính” ấy bởi tính nhân bản và nghệ thuật của nó nên bao điều ông nhớ trong đó có “pho tượng lính buồn se bụi đường…”
…Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường …
Xin được giới thiệu bài thơ Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn của Du Tử Lê
Đêm nhớ trăng Sài Gòn
Du Tử Lê
Đêm về theo vết xe lăn
Tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
Tìm tôi đèn thắp hai hàng
Lạc nhau cuối phố sương quàng cỏ cây
Ngỡ hồn ta xứ mưa bay
Tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ em xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh
Nhớ em kim chỉ khứu tình
Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giản trưa hè Tự Do
Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
Đêm về theo vết xe lăn
Tôi trăng viễn xứ sầu em bến nào ?
Và :
Bản nhạc Đêm nhớ Trăng Sài Gòn Phạm Đình Chương phổ nhạc theo bài thơ cùng tên của Du Tử Lê
Chi bo xu vao Sai Gon sinh song,đa da diet nho que khon nguoi, huong chi mot buoc đa xa nua vong trai đat, noi đau đau nho que lam sao voi đươc ?
Trả lờiXóaBuồn quá!!! Thôi về.
Trả lờiXóagiữa bát ngát núi rừng có vết ngu ngơ...
Tự nhiên đi đâu cũng thấy buồn, ai cũng buồn gì đâu là buồn. CNB cũng về luôn...
Trả lờiXóakd cũng nhớ trăng SG .mặc dù đâu cũng là trăng .
Trả lờiXóa