Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

CHUYỆN THÁNG TƯ

              HỒI ỨC THÁNG TƯ





 










 Quới , bạn học hồi ở Luật hớt hải tới nhà tôi làm toáng lên :

-    Đi mầy ơi ! Sao còn tỉnh queo vậy ?

   Tôi buông thỏng :

-    Tao không đi

  Thế là Quới rủ được Thành cao kều , Tâm Bắc kỳ và Vinh móm , chúng nó chạy ra tàu Hải quân Mỹ đi an toàn .


Photobucket  



Trong những ngày loạn lạc đó biết bao cảnh đời thương tâm xảy nói sao cho xiết!  Nhất là đồng bào từ các tỉnh Miền Trung chạy dạt vô Nam để tránh bom đạn

 .
Photobucket


 Các mặt  trận mở ra ở các tỉnh Miền Trung vô cùng ác liệt . Dân ở giữa hai làn đạn khó tránh khỏi thương vong …


Photobucket


  Người dân chạy nháo nhào không cần biết nơi đến là đâu , chỉ cần biết xa mặt trận là đủ …


Photobucket


  Có thể nói đó là một cuộc “di cư” vĩ đại : chạy đi để tìm đường sống !


Photobucket

 
     Nhưng trong khi đi tìm con đường sống vẫn không thoát khỏi cái chết !

    Người ta nằm xuống nhưng không biết vì sao mình chết …


Photobucket


  Ôi ! Người lính nầy ngóng trông gì thế ? Anh chờ một chiếc trực thăng tải thương hay chờ một chiếc xe hồng thập tự ?
  
  Và người phụ nữ nầy biết chị có còn chút hy vọng sống sót nào nữa chăng ?

  Trong khi những người thường dân đang gồng gánh rảo bước hòng rời xa nơi đầy bom đạn , khói lửa thì hai người nầy không biết rồi sẽ đi về đâu ? Nổi lo âu của người lính và  dáng vẻ tuyệt vọng của người phụ nữ cũng thấy được họ không hy vọng có một cơ may nào …

  Chiến tranh là tàn bạo và khốc liệt , nhưng bức hình nầy mang đầy tính nhân bản trong đó gói ghém một tình người thật là vĩ đại.

  Người lính đâu chỉ biết cầm súng đi bắn giết ?

  Lòng thù hận , nổi bất bình, lòng căm ghét … sẽ xóa nhòa đi khi con người đứng trước lương tâm của mình .

  Tôi nhìn bức hình nầy đột nhiên tâm tình trong lòng tôi dịu lại , thanh thảng và thấy mình bỗng nhiên có một tình yêu rộng lớn đối với  con người …

Photobucket

      Còn người lính nầy nữa . Đây là con của anh hay là một nạn nhân chiến cuộc ?
   Dù đứa bé là ai chăng nữa, chúng ta cũng thấy rõ nổi đau thương của ngưới lính đã đến tột cùng !

  Anh cầm súng đi bắn giết, nhưng đứa bé nầy đã chết vì bom đạn ! Nổii đau của anh là một mâu thuẩn lớn của thời chiến : Phải đi bắn giết trong khi lại xé lòng vì trông những cảnh ngừơi chết, nhà cháy vì bom đạn !

  Ôi ! Chiến tranh thật là khủng khiếp !!

Photobucket

 
     Người mẹ nầy chỉ còn tìm thấy con qua chiếc ảnh đã ố vàng …

   Nước mắt hầu như đã cạn, nhưng nổi nhớ thương khắc khoải không thể nào khuây …

  Người ta nói : “ Hãy yên lòng Mẹ ơi !...”

  Nhưng con đi không về , chỉ còn lại bức hình thời xưa cũ mỗi lần nhìn là nước mắt Mẹ rưng rưng , lòng mẹ rối bời, xốn xang bởi cảnh tre lão khóc măng non thì biểu Mẹ “hãy yên lòng” làm sao được ?

      …Nghe tin xóm làng kêu gào
          Quân thù đã bắt được con
          Đem ra giữa chợ cắt đầu
         Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

         Nghẹn ngào không nói một câu
         Mang khăn gói đi lấy đầu
        Đường về thôn xóm buồn teo
        Xa xa tiếng chuông chùa gieo…(PD)

           ……………

         Mẹ già nấu nước chờ ai
         Đêm đêm súng nổ vang trời
         Giật mình em bé mồ côi
         Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !(PD)


Photobucket


   Người con gái nầy với tấm thẻ bài của người yêu từ mặt trận gởi về đã khóc
Cho người, khóc cho mình và cho bao kiếp người …Dù là bên nầy hay bên kia gì cũng có những người cô phụ đã bao lần cạn dòng nước mắt khóc cho cảnh sinh ly , tử biệt .

  Bạn của tôi : Lan và Lài đến bây giờ cũng chưa khô nước mắt của đời cô phụ .
  http://thedung1952.multiply.com/journal/item/109/109

 http://thedung1952.multiply.com/journal/item/101/101



  Photobucket


 Không chỉ có người Mẹ , người  vợ bị nhiều mất mát vì những cuộc chiến tranh …mà chiến tranh đâu có từ bỏ những trẻ em như Kim Phúc trong bức hình nầy … Chiến tranh và trẻ thơ là hai thái cực làm đau xót lòng con người nhiều nhất ..


Photobucket


   Bé ngồi trong quang gánh nầy đã nhìn thấy chiến tranh từ rất sớm .

   Nếu chúng hiểu, chúng sẽ thấy nổi khổ của mình và người mẹ khi còn có thể ngồi trong thúng cho mẹ gánh đi chạy loạn …


Photobucket


  Và người ta đã trả được thù khi người lính nầy đã nằm xuống nơi chốn hoang vu đổ nát nầy .

 Anh có thanh thảng ra đi không khi nhớ rằng anh đã để lại cõi trần gian nầy vợ dại, con thơ và người mẹ chiếu chiều vẫn mong ngóng anh một cách tuyệt vọng .

  Hãy yên giấc ngàn thu ! Hãy quên thù hận đi anh …


Photobucket


  Người mẹ với gánh nặng 6 đứa con nầy mà đồ tuế nhuyển chẳng có là bao , không biết “tản cư” đi được đến đâu ? Những bước chân nhỏ nhắn xiêu vẹo nầy làm sao chạy thoát bom đạn đuổi theo sau …

  Những đứa trẻ ! Trời ơi những đứa trẻ ! Chúng còn bé quá bước chân đi còn không vững thì biết “chạy giặc “ làm sao ?


Photobucket 


   Người lính bị thương nầy đi qua một túp liều xơ xác . Anh tìm về đơn vị ? hay anh đào ngũ ? Cho dù đi đâu, chiến tranh cũng làm cho anh mù lòa ý thức và con đường trước mắt lúc nào cũng là một màng đen bao phủ …
 

  Photobucket
                                                        Photo Edie Adams

 Người ta nói rất nhiều về bức hình nầy và tác giả của nó còn được giải thưởng lớn nữa , nhưng người ta có lẽ không biết rằng hàng ngàn, hàng vạn cảnh thế nầy đã xảy ra khắp đất nước chúng ta trong những tháng ngày máu lửa ấy …

 Hãy nhớ những đau thương ngày ấy !

Đừng quên những nổi khổ đau của dân tộc ta trong suốt thời chiến tranh ác liệt !!


                                                                  Cuối tháng Tư 2010

 

19 nhận xét:

  1. Chiến tranh là điều quá khắc nghiệt.Nên tránh có thể!

    Trả lờiXóa
  2. Entry nầy xúc động wá anh à!

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn quangdong đã có ý nghĩ như mình khi viết entry nầy .

    Trả lờiXóa
  4. Chiến tranh và hệ quả của nó bao giờ cũng là nổi bất hạnh cho con người . Rất cám ơn KL đã đọc và có một nhận xét chân thành .

    Trả lờiXóa
  5. Mình rất sợ những cảnh máu lửa, chết chóc, lọan lạc, đổ nát tang thương như thế này lắm anh ạ.
    Mong nó qua mãi, qua mãi, đừng bao giờ tái diễn trở lại...

    Trả lờiXóa
  6. Tránh? Bằng cách nào hả QĐ? Khi những quyết định tối hậu không nằm ở sự lựa chọn của những con người "không biết tại sao họ phải chết?", mà nằm ở những toan tính thiệt hơn của những cái đầu lạnh tanh...của CƯỜNG QUỐC. Không nhận ra thân phận nhược tiểu sao?
    Thái Lan ( còn nhược tiểu hơn ta) nhưng với đường lối ngoại giao "cây tre", họ đã tránh được bao nhiêu cuộc chiến tranh, tránh được cả cảnh bị đô hộ?
    Ảo tưởng VINH QUANG, CHIẾN THẮNG...đã khiến con cùng một mẹ cứ hoài đá nhau. Giết anh em mình rồi ca vang bài ca chiến thắng?! Tự hào với quá khứ đẫm máu của dân tộc? Nhưng trước một sự lấn áp thì...Lại loay hoai tìm chỗ..."dựa". Khó! Khó quá! Rất thông cảm với khó khăn của những người "phải có trách nhiệm". Nhịn mãi thì nhục, thì bị thâu tóm ( trái với bài ca tự hào và mất độc lập: là thành quả cách mạng) Mà không nhịn thì làm gì bây giờ? Trước đây dựa "anh em QTVS" để đánh Mỹ, đánh tư bản. Bây giờ anh em ăn hiếp mình, không lẽ dựa vào tư bản, vào cái bọn "bại trận thảm hại". Mà có muốn dựa chúng cũng chả cho, nếu chúng không thấy CÓ LỢI. Lại một lần nữa dân tộc ta bị đặt lên "quầy hàng" để nước lớn mặc cả!
    P là một trong những đứa trẻ ngồi trong thúng cho mẹ gánh đi chạy giặc...Một đứa trẻ lớn lên giữa chiến trường miền Trung, bãi chiến trường của cuộc chiến tranh N-B, Bãi chiến trường thử nghiệm cuộc chiến "ý thức hệ"!
    Những cảnh như trong ảnh trên chỉ là "những trích đoạn" rất bình thường trong ký ức của P! Đứa trẻ đã chứng kiến mậu thân 68, mùa hè 72 và cả tháng 4/75 ( cùng bao nhiêu trận chiến đẫm máu lẻ tẻ khác). Đứa trẻ khi chưa biết đọc chữ đã biết phân biệt tiếng súng AR15, AK47, CKC...Đã biết tên những người thân cầm súng AK, bao nhiêu bà con cầm súng AR...
    Đã có một dấu hỏi nuôi mãi từ trong đôi mắt của đứa trẻ, cho đến tận bây giờ: HÒA BÌNH?
    4/75. Những tưởng mơ ước của bao người sẽ thành hiện thực. Nào ngờ! Họ không tôn vinh hòa bình. Họ chỉ ca chiến thắng!
    Nếu biết tôn vinh HÒA BÌNH. Hẳn máu xương VN dù Bắc hay Nam cũng không uổng phí.
    Và ngày nay...
    Nhắc lại chiến tranh không phải để sợ hãi!
    Không phải loay hoay...chẳng dám đối mặt, hay quay lưng.
    Ôi! Thể diện của kẻ chiến thắng!
    Máu xương VN đã bị bán, buôn?
    Nhưng...Ngay bây giờ, da thịt, nhân phẩm VN cũng đang bị buôn bán đó thôi!

    Trả lờiXóa
  7. Hinh ảnh bà mẹ già quảy con chạy giặc, hình ảnh những em bé vói những bước chân non nớt hay hình ảnh anh lính ngồi bên người PN bị thương... và rất nhiều xác chết dọc đường... Thật xúc động! Những ngày tháng 4 đều có trong mỗi chúng ta. Trong Hà vẫn còn nhớ hình ảnh những anh thương binh nằm rên rĩ với những vết thương lỡ lói sinh dòi.. nhìn và quay đi, nhưng lại lấy can đảm nhìn vào đẤy để chăm sóc những vết thương ấy!

    Trả lờiXóa
  8. chiến tranh chẳng có đúng sai mà chỉ có thắng thua và máu đổ.

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn những tấm ảnh trên làm em nhớ,rất nhớ,chiến tranh triền miên trên đất nước nầy.Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra nữa.Em đã từng cầm súng nên thấu hiểu,đau khổ tận cùng.(Tấm ảnh thiếu nữ cầm tấm "thẻ bài" ngồi khóc là tác phẩm nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thời trước,em nhớ như vậy có đúng không anh?)

    Trả lờiXóa
  10. Hừ, nhìn ánh mắt thôi đã toát lên vẻ hãi hùng, khiếp đảm khó tả...

    Trả lờiXóa
  11. Hà đã thấy có mình trong đó là được rồi . Cám ơn còm chân thành của bạn đã đóng góp cho bài nầy một cái nhìn đáng quý

    Trả lờiXóa
  12. Bộ ảnh thật sinh động hở Thủy ?

    Trả lờiXóa
  13. Lòng mong mõi của em cũng chính là chủ đích của bài viết nầy . Cám ơn em đã nhìn ra điều đó .

    Về tấm ảnh em nhớ đúng rồi . Nhạc sĩ PD lấy làm bìa cho bản nhạc KỶ VẬT CHO EM , thơ của Linh Phương

    Trả lờiXóa
  14. Thắng , thua và máu đổ làm con người khổ lắm em ơi !

    Trả lờiXóa
  15. Đó là lòng mong mõi của tôi . Cám ơn Yến đã nghĩ như vậy . Hy vọng những điều đó không tái diễn trên quê hương ta nữa ...

    Trả lờiXóa
  16. Nhắc lại chi cho thêm buồn hả anh ? Em may mắn chỉ biết về chiến tranh qua những tin tức hàng ngày trên tivi , vậy mà còn sợ hãi mỗi khi nghĩ đến . Với nhiều người , có lẽ đó còn là những ám ảnh không bao giờ quên . Khép lại đi , bình an cho tất cả chúng ta !

    Trả lờiXóa
  17. Chúng ta không được quên em à . Đó là nghĩa vụ của những thế hệ sau nầy ...

    Trả lờiXóa
  18. Những người ở lứa tuổi chúng ta là chứng nhân của một thời!

    Trả lờiXóa
  19. Đúng vậy chị ạ , và thực khó quên !

    Trả lờiXóa