Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

                                                                                

             

   

    CUNG ĐÀN XƯA 4

  Thân tặng các bạn yêu thích nhạc TCS                                                                               

                             

Có nhiều lời đồn đoán cũng như những bài viết trong các báo và tạp chí rằng bài hát DIỄM XƯA Trịnh Công Sơn viết cho Bích Diễm , một SV văn khoa ĐH Huế . TCS không phủ nhận cũng không xác định .

Năm 2009 , một người phụ nữ từ Mỹ về Huế và xưng là Diễm ngày xưa của TCS . Báo chí chụp ảnh, phỏng vấn ...Nhưng không biết sự thật ra sao ?

 Sau đây , tôi trích một đoạn trong bài viết của TCS về BÍCH DIỄM . Diễm của những ngày xưa

                                  Diễm của những ngày xưa  

                               Photobucket

                                               

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.

Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu.

Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.
Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.

Ðó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.


                                                 Photobucket

                                                          Trịnh Công Sơn

                        

Diễm Xưa được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960, lấy từ ý Diễm của những ngày xưa.

Diễm Xưa từng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi, trở thành một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản.

            20.6.2010

 

Photobucket

14 nhận xét:

  1. DIỄM XƯA

    Sáng tác: Trịnh Công Sơn

    Biểu diển ; Khánh Ly
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

    Chiều nay còn mưa sao em không lại
    Nhỡ mai trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau

    Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng quên mình lãng du

    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

    Trả lờiXóa
  2. DIỄM XƯA : Trịnh Công Sơn
    Biểu diễn : Trần Thái Hòa

    Trả lờiXóa
  3. DIỄM XƯA : Trịnh Công Sơn
    Hòa Tấu : Piano

    Trả lờiXóa
  4. DIỄM XƯA : Trịnh Công Sơn
    Trình bày : Nguyễn Đình Toàn

    Trả lờiXóa
  5. Diễm xưa thật hay, thật tình, nhưng giá như Diễm nay đừng về thì hay hơn nữa đấy.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng thấy như vậy, vì khi thấy bà ấy trên báo thì thần tương sụp dổ ...

    Trả lờiXóa
  7. Bạn cho hỏi có phải nhà thơ Nguyễn đình Toàn,trong bài " Tình khúc thứ nhất"
    nhạc của Vủ Thành An khg??

    Trả lờiXóa
  8. Mình không rõ em à , nhưng NĐT có một đoạn nói trong băng SC8 nghe giống giọng nầy lắm . Mà nào giờ có nghe ca sĩ nào tên NĐT đâu ? Vậy có thế là ông ấy đấy ! Ông nầy cũng thân với TCS lắm

    Trả lờiXóa
  9. Cứ nghe mưa ta thấy Diễm ...anh D nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    ...
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    ....
    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    ....
    Chiều nay còn mưa sao em không lại ?
    .....
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng quên mình lãng du ....
    .....
    Đúng thế Gió à

    Trả lờiXóa
  11. Nhà chú nhiều nhạc TCS quá. Máy của con cũng chép toàn nhạc TCS nè.

    Hôm rồi nghe đâu chú đi cafe với chị BLT phải không? Lúc chị gọi con đang đi làm ở BD nên không gặp chị ấy. Hic. Chú gặp chị vui chứ? Nay chú có đi làm ko? Cuối tuần vui nha chú! Tình hình con vẫn thế chú ạ!

    Trả lờiXóa
  12. Chú cũng thích nhạc TCS từ trước 75 nên có cái "gốc" loại nhạc nấy .

    BLT lên SG chữa bệnh có liên lạc với chú và một số bạn ở trên nầy như gatre, thuyngoc, ngoaoop, lehongtru...trong đó có chú cháu mình ... Chú bận làm việc nên ofline được khg lâu . BLT vui tính và rất dễ mến .
    Hôm nay chú phải làm một buổi Núi à . Cháu có phải làm thứ bảy khg ?

    Trả lờiXóa