Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

NGHE NHẠC KHÔNG LỜI

                                  

   


    NHẠC KHÔNG LỜI









 

Rất nhiều người chỉ thích nghe nhạc không lời . Dĩ nhiên là những người nầy rất thuộc lời và âm điệu của bài hát , ít ra cũng có thể hát theo nhạc như hát Karaoke vậy .

 
  Tôi tự hỏi : Vì sao người ta chỉ thích nghe nhạc không lời ? và đó thường là những bản nhạc gì ? Bởi một lẽ rất đơn giản là không phải nhạc gì nghe hòa tấu cũng hay .

  Các bạn có thích nghe nhạc không lời ? Các bạn thử bình phẩm xem do đâu mà người  người ta thích nghe nhạc không lời ? và thường những bản nhạc loại nào , nhạc sĩ nào mới được người ta soạn thành nhạc hòa tấu không lời ?

  Những cây đại thụ trong làng viết độc tấu nhạc như Vô Thường , Trần Vĩnh …thường thể hiện lên băng dĩa những nhạc phẩm của những nhạc sĩ nào ?

  Tôi post lên đây vài bản nhạc không lời mà tôi yêu thích , thậm chí lấy làm chuông điện thoại của mình …Khi nghe tiếng chuông ĐT reo tôi mơ hồ như nghe một tín hiệu vui , ngân nga mãi trong lòng ... 
 

Photobucket

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

ĐỌC THƠ NGƯỜI XƯA ...

                                       

      

 

   Đọc thơ: “Không đề”

             của Nguyễn Bính


              Kính tặng Thầy NGUYỄN OÁNH






1.

Bài thơ cũ. Bài viết này cũng cũ. Quay về với những cái cũ có khi là một trong những cách thư giãn tốt cho cả người viết lẫn người đọc .


Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.

Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...


Thơ Nguyễn Bính. Tựa “Không đề”. Chỉ có bốn câu. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Bính. Bài thơ có hai nhân vật, một người con trai và một người con gái.


Photobucket

Người con trai ở dưới bến chờ xuôi đò. Người con gái ở trong nhà, qua khung cửa sổ, thẫn thờ ngó ra. Nguyễn Bính nói họ “thương nhau”. Chắc chỉ là thương thầm. Nên không có tiễn đưa. Nên người con gái mới băn khoăn tự hỏi “Anh đi đấy, anh về đâu?” Sáu chữ mà bời bời hai tâm sự ngổn ngang. “Anh đi đấy” là câu hỏi thảng thốt. Ðau nhói. “Anh về đâu?” là câu hỏi ngậm ngùi. Buồn tênh.


Photobucket


Người con gái ngạc nhiên, rồi bàng hoàng, rồi ngẩn ngơ. Chiếc thuyền rời bến, từ từ đi xa. Hình ảnh người con trai hút. Chỉ còn chiếc thuyền. Rồi chiếc thuyền cũng khuất. Chỉ còn cánh buồm vươn cao, vươn cao, chới với, chập chờn, lung linh, xa xăm:


Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Người con gái vẫn còn đứng đó, bên thành cửa sổ, vời vợi nhìn theo. Câu thơ ngắt thành ba nhịp (Cánh buồm nâu / cánh buồm nâu / cánh buồm...), tưởng như mỗi nhịp ngắt là một làn sóng đột nhiên trào lên, che khuất cánh buồm. Bao nhiêu lần khuất rồi hiện. Lần cuối cùng, đã xa lơ xa lắc, người con gái chỉ còn nhìn thấy, mờ thật mờ, hình ảnh cánh buồm thấp thoáng, nhoà đi trong khói sóng bập bềnh. Không còn thấy màu sắc nữa: chữ “nâu” ở nhịp cuối biến mất.

Cái hay nhất của bài thơ không chừng nằm ở dấu ba chấm thay thế cho chữ “nâu” vắng mặt ấy.

Sự vắng mặt ấy nói được nhiều điều hơn hẳn các sự có mặt khác.


Photobucket



2.
Làm thơ là một cách thổi một luồng gió. Gió đo mình ở ngoài gió: ở mức độ lá reo. Làm thơ là một cách tỏ tình. Nói lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bổng hay trầm, nào có quan trọng gì. Quan trọng là ở chỗ người mình yêu có chớp mắt xúc động hay không. Nhà thơ lớn nào cũng đều là những tâm hồn lớn có khả năng thu nhận và rung cảm trước những làn sóng vỗ từ xa, rất xa, ngoài bản thân họ. Nhà thơ lớn là những hạt muối. Hạt muối nhỏ nhưng chất chứa dồn nén trong mình tất cả những vị mặn chát của đại dương. Nhà thơ lớn là những chiếc lá ngô đồng. Chiếc lá nhỏ hanh hao, bay bay trong gió thoi thóp biết mấy nhưng lại mang trong mình tất cả tín hiệu của một mùa trời đất đang đi.


Forget BL

                                                Theo NGUYỄN HƯNG QUỐC

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

NGHE NHẠC TRINH CÔNG SƠN


 

 

 

 CUNG ĐÀN XƯA 3

Thân tặng Cao Nguyên, Gió, Ngọc Yến và

    các bạn yếu thích nhạc Trịnh Công Sơn

 

 

 

 

Ngồi ở quán café CUNG ĐÀN XƯA với mấy người khách đứng tuổi trong đoàn đi tham quan Đà lạt, khi nghe bản CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ  của TCS thì có một anh nói :

   - Ca từ của TCS viết hay tuyệt ! Song cũng có câu mình nghe thật êm tai nhưng  thật khó hiểu ...

   Tôi biết anh muốn nói gì , nhưng vẫn hỏi :

   - Dạ sao ạ ?

  - Thì anh thấy đó , như câu : ..."Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím..." chẳng phải là khó hiểu lắm sao ? Nhưng nghe thì vẫn thấy hay !

  Trong bài hát nầy, có rất nhiều bạn thích nhiều câu khác nhau . Tôi nghĩ : viết một câu, một đoạn ca từ làm cho người ta yêu thích và nhớ thì ít người làm được trừ TCS .

   CNB nói thích câu nầy :"...Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt ..."

  Bạn DKC thì thích :

  ..."Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
 Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm. "

   và 4 câu nầy chẳng lẽ không có nhiều người thích lắm sao ?

  ..."Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
  "Cho mình còn nhớ nhau
  "Chiều qua bao nhiêu lần tay mời
  "Nghe buồn ghé môi sầu. "

  Chúng ta cùng nghe nhé

CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ

 

Photobucket

 

 

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Thể hiện : Tuấn Ngọc


Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.

ĐK
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay mời
Nghe buồn ghé môi sầu.
Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau.

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh
Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên.

 

Photobucket

NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

                                                                                

             

   

    CUNG ĐÀN XƯA 4

  Thân tặng các bạn yêu thích nhạc TCS                                                                               

                             

Có nhiều lời đồn đoán cũng như những bài viết trong các báo và tạp chí rằng bài hát DIỄM XƯA Trịnh Công Sơn viết cho Bích Diễm , một SV văn khoa ĐH Huế . TCS không phủ nhận cũng không xác định .

Năm 2009 , một người phụ nữ từ Mỹ về Huế và xưng là Diễm ngày xưa của TCS . Báo chí chụp ảnh, phỏng vấn ...Nhưng không biết sự thật ra sao ?

 Sau đây , tôi trích một đoạn trong bài viết của TCS về BÍCH DIỄM . Diễm của những ngày xưa

                                  Diễm của những ngày xưa  

                               Photobucket

                                               

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.

Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu.

Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.
Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.

Ðó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.


                                                 Photobucket

                                                          Trịnh Công Sơn

                        

Diễm Xưa được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960, lấy từ ý Diễm của những ngày xưa.

Diễm Xưa từng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi, trở thành một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản.

            20.6.2010

 

Photobucket

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN








    CUNG ĐÀN XƯA  2

     Thân tặng những bạn yêu thích nhạc

                  TRỊNH CÔNG SƠN  

 

 

 

                                                                         
Khoảng cuối thập niên 1960, nhạc của Trịnh công Sơn chiếm lĩnh một mảng khá quan trọng trong đời sống văn nghệ nói chung và âm nhạc nói riêng ở miền Nam .

  Có hai thành phần nghe nhạc của Sơn theo nội dung của dòng nhạc :

  Dòng nhạc mang tính chất phản chiến : CA KHÚC DA VÀNG : (Đại bác ru đêm, ngủ đi con, Huế - Saigòn - Hànội...) ;

  Do bế tắt về vận mệnh của đất nước nên người ta tìm nghe loại nhạc nầy để giải tỏa phần nào tâm trạng của mình . Loại nhạc nầy làm xôn xao dư luận một thời , sau nầy khi nghe lại , nhiều người thấy chỉ như là kỷ niệm một thời đau thương của đất nước, của dân tộc ...

  Dòng nhạc mang tính chất triết lý hiện sinh nói về thân phận con người , tình yêu , niềm riêng và nổi nhớ ...được giới trẻ thời bấy giờ rất hâm mộ và nó tồn tại rất lâu...đến mãi hôm nay ...

  Xin giới thiệu với các bạn một  số bài hát thuộc loại nầy .

 
 2.- RU TA NGẬM NGÙI

Photobucket 

 

RU TA NGẬM NGÙI

Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Tiếng hát : Ngọc Lan

Môi nào hãy còn thơm,cho ta phơi cuộc tình
Tóc nào hãy còn xanh,cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên

Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt mắt cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đông

Xin chờ những rạng đông, đời sao im vắng.
Như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm

Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ không chờ ai

Em về hãy về đi, ta phiêu du một đời
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây

http://www.cakhucvietnam.com/SYLBMYCZDZ/ru-ta-ngam-ngui.aspx

                                                                                       20.6.2010

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN





    CUNG ĐÀN XƯA 1

Thân tặng các bạn yêu thích nhạc TCS

Riêng tặng BÙI VĂN NHÂN

                                                                              






 
 
Mấy hôm trước đi Đà Lạt đến tham quan nơi tưởng niệm Trịnh Công Sơn, lòng tôi vô cùng xúc động , tôi suy nghĩ rất nhiều về thân phận con người , cuộc đời và tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn .

  Đã nhiều thập kỷ trôi qua, nhạc của TCS chẳng những không tàn lụi mà càng ngày  càng vươn cao hơn trong lòng người , nhất là những bạn ở độ tuổi U50 trở lên . Trong đó cũng có một số đông bạn trẻ rất yêu thích nhạc TCS .

  Cũng trong chuyến đi nầy, một buổi tối,  một anh bạn hướng dẫn viên địa phương đưa tôi đi nghe nhạc ở một quán Bar café  có cái tên rất ấn tượng : Quán Cung Đàn Xưa .

   Đêm ấy quán chỉ chơi nhạc của Sơn . Từng bài , từng bản dẫn dắt tôi về miền quá khứ - những năm tháng xưa …đầy ắp dấu tích thời gian của một thời với biết bao dấu yêu, thương cảm ; thương đời , thương người, thương em và thương cả thân phận bọt bèo của mình sống lay lắt giữa chốn bụi trần …

  Sơn ơi ! anh xuống trần gian mà làm gì (1) cho nhân thế, cho người, cho nàng, cho tôi nhiều lúc phải thổn thức vì những cung đàn  của anh ? Những cung đàn của anh tuy đã đi vào dĩ vãng nhưng những cung bậc ngày xưa ấy vẫn còn vang vọng mãi đến ngàn sau .

  Tôi đã xin ý kiến trên 20 bạn từng nghe và yêu thích nhạc của TCS về những bài mà các bạn ấy cho là hay nhất  post lên đây để chúng ta cùng nghe và nhớ lại một thuở nào …

  Tôi xin nói trước rằng rằng tôi không đủ trình độ để bình phẩm hay nói gì thêm về nhạc của TCS, bởi có rất nhiều tư liệu nói về người nhạc sĩ tài hoa nầy rồi

  Tôi chỉ chọn và chép nhạc , cùng nghe với các bạn thôi .

  Tôi dự định mỗi entry chỉ post 2 bài , sau khi các bạn nghe và viết comment xong tôi sẽ post lên tiếp  .   




 Photobucket
 
 
1.- BÀI MỘT CÕI ĐI VỀ:  Đây là một bài nhạc rất hay và rất lạ .
 
  Một lần TCS được nhà văn Văn Cầm Hải phỏng vấn , khi ấy người ta mới thấy rằng bài hát nầy có một triết lý sâu xa về thân phận con người .

   Ca từ mà TCS dùng thật là trừu tượng , nghe thì biết vậy, nhưng hiểu thì mỗi người hiểu một cách .

 ... “ Mây che trên đầu và nắng trên vai..”

Hay câu :

...“ Có khi nắng khuya chưa lên…”

   Không biết mỗi người nghĩ thế nào về những ca từ trừu tượng trên ?

  Nhưng không phải người ta nghe thấy hay mà không hiểu, cho nên không phải vô cớ mà Nguyễn Quang Sáng nói rằng : Nghe bài Một Cõi Đi Về của TCS thì không còn sợ chết nữa …

Khi được văn Cầm Hải hỏi : “Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người, tình yêu, cuộc sống cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học ?”

  TCS trả lời : “Một cõi đi về ! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát nầy bản thân tôi cũng thấy khó giải thích . Viết thì viết vậy, nhưng để giải thích thật rõ ràng thì thật khó . Nhưng khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lới là không hiểu nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong . nên khi nghe, khi hát lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim mình . Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm .

 
Còn chúng ta ? Chúng ta nghĩ gì khi nghe bài hát nầy hở các bạn ?
 

                                                                            17.6.2010


Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

TOUR DU LỊCH







             MỘT CHUYẾN ĐI TOUR
                                                                                 


   Mấy hôm trước, vừa bãi trường thì một trường của anh bạn tôi ở Cần Thơ tổ chức cho Giáo Viên đi du lịch Vũng Tàu. Chúng tôi gặp nhau ở Vũng Tàu trong lúc gia đình anh bạn đang đi lang thang tìm khách sạn. Hỏi ra mới biết trường chỉ lo xe cho đoàn, còn lại thì anh em tự lo.

Tôi phải tìm khách sạn giúp cho anh bạn.


Trong du lịch thì thường có những khâu sau:

1/ Phương tiện di chuyển ( Tàu, xe, máy bay…)

2/ Chỗ ở : khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ…

3/ Ẩm thực : nhà hàng , quán ăn…

4/ Các  điểm tham quan .

5/ Hướng dẫn viên : là những người thay mặt công ty chăm sóc, hướng dẫn khách hàng, thuyết minh các  điểm đến của tour du lịch .  Trong một tour du lịch chất lượng Hướng Dẫn Viên góp phần rất quan trọng chất lượng tour.

Tóm lại các yếu tố trên cấu thành chất lượng của một tour du lịch. Nhưng nếu như trường XYZ kia chỉ thuê xe cho cho Giáo Viên đi thì chắc chắn chuyến đi du lịch không thể có chất lượng được.

Bây giờ là tháng 6, tháng nghỉ hè của Học Sinh, và thầy cô, cũng là vụ mùa của ngành Du Lịch.

Vừa qua tôi đi quan sát một tour điển hình của công ty, xin được giới thiệu với các bạn nào muốn đi du lịch cũng như muốn biết thêm một ngành “ công nghiệp không có khói “ của chúng ta.

Để tránh tình trạng mang tính chất quảng cáo, tôi xin không nêu tên công ty du lịch mà tôi nói đến dưới đây.

*

 Để thiết kế một tour du lịch, nhà tổ chức phải thực hiện các khâu sau đây :

1.- Hợp đồng : khách hàng kí Hợp Đồng với công ty gồm những khoản nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên. Khách hàng đóng 1 số tiền cọc để công ty đặc cọc truớc các dịch vụ . Xin giới thiệu với các bạn chương trình du lịch Đà Lạt :

Photobucket




Photobucket


2.- Phần công ty như đã nói sẽ booking trước các dịch vụ du lịch : xe, nhà hàng. Khách sạn, và các dịch vụ khác.


Đến đây tôi chợt nhớ đến tình cảnh của gia đình anh bạn tôi hôm đó. Cháu bé con anh do di chuyển, ăn ngủ thất thường, kém vệ sinh nên đã đổ bệnh. Chị vợ anh rất lúng túng vì muốn tìm cho con một chén cháo cũng không biết đi mua ở đâu…

3.-Thực đơn các bữa ăn sáng chiều khác nhau, có phục vụ ăn chay nếu trong đoàn có người ăn chay.

Các tour đi Trung Quốc, Hong Kong, HDV còn phải mang theo nước mắm và muối ớt cho khách, vì bên ấy ăn với xì dầu và chiên xào nhiều dầu mỡ, khách ăn ngán.



Photobucket

                          Một bàn ăn 10 người ở nhà hàng SUỐI CÁT ngày 12.6



Photobucket

                            Phiếu đặt ăn phải đặt trước ít nhất 1 tuần


 Có những điểm du lịch nội địa nổi tiếng như : Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang , Đà Lạt, Phú Quốc…không đặt ăn trước thì nhiều khi khách du lịch rất khó khăn khi tìm một bữa ăn ngon..hoặc bị “ chém, chặt “ rất dữ!

4.- Xe : Khi đặt xe, công ty buộc phải đặt những nhà xe có uy tín, kiểm tra đời xe, nội thất, tivi, tài xế…(công ty bắt buộc chỉ được booking những nhà xe có trong danh sách đã được duyệt )



Trong phiếu hòi ý kiến khách hàng  có phần phản ảnh của khách về xe và tài xế.

5.- Khách sạn : khi booking khách sạn, nhân viên chỉ được đặt những khách sạn có trong danh sách khách sạn đã được duyệt. Khi duyệt khách sạn là duyệt địa điểm, diện tích phòng 2 phòng 4 , giường, toilet và giá cả. Công ty không đặt phòng 1* và các nhà nghỉ .


Photobucket

                                                 Khách sạn LINH HUY 2*


6.- Các điểm tham quan: thường công ty đưa ra và tham khảo ý kiến khách hàng ( có pps mẫu )

Ví dụ như chuyến đi vừa qua các điểm tham quan gồm : thác Datala, vườn hoa TP, Trúc Lâm thiền viện, nhà thờ Domain. Biệt điện Trần Lệ Xuân, suối vàng suối bạc, đồi mộng mơ, chợ Đà Lạt, chùa Đại Ninh, đỉnh Langbiang. Trung bình mỗi buổi đi 2 điểm.

Xin giới thiệu với các bạn một vài hình ảnh của các điểm tham quan ở Đà Lạt :


ĐÈO BẢO LỘC

  Photobucket

             Sương mù Đà Lạt

Chúng tôi tới đèo Bảo Lộc khoản 4 giờ sáng . Sương mù dày đặc, xe phải chạy rất chậm .

                    


                                                  THÁC  DATANLA




Photobucket

                                         Đường bộ lên xuống rất dốc


Photobucket





Photobucket

                                                            Với Hướng dẫn viên




Photobucket

                                              Rừng thông ở Datanla




                                           VƯỜN HOA TTHÀNH PHỐ ĐÀ LẠT


Photobucket


  Có rất nhiều loại hoa lạ và đẹp , nhưng tôi chụp hình bằng máy thường và tôi cũng không giỏi về nghệ thuật chụp hình nên các ảnh chỉ là ảnh thô mà thôi .


Photobucket

                                                                     
                               Photobucket






 Photobucket

NHÀ THỜ DOMAIN DE MARIE


Photobucket


                   Trong khuông viên nhà thờ DOMAIN có rất nhiều hoa



Photobucket





Photobucket




Photobucket




Photobucket




Photobucket



Photobucket


ĐỒI MỘNG MƠ



Photobucket




    Khu vực nầy có nhiều mô hình mô phỏng lịch sử :

Photobucket


                                                      
Đây là mẹ ÂU CƠ




Photobucket

                                       Đây là VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH


                Tại đây có câu :" BẤT ĐÁO TRƯỜNG THÀNH PHI HẢO HÁN " !



Photobucket


Mô phỏng HẦM MỘ TẦN THỦY HOÀNG



                                               TRÊN ĐỈNH LANGBIANG


Photobucket


             Chúng tôi đến đây thì trời đã về chiều , mây phủ mịt mờ …



    Photobucket

       Con đường lên đỉnh dài mấy cây số , rất dốc và quanh co .


Người ta phải dùng xe chuyên dùng địa hình chở khách lên đỉnh , Mỗi xe jeep chỉ chở được 8 người .

Photobucket



       Photobucket

Đây là hình tượng mô phỏng mối tình của chàng LANG và nàng BIANG



Photobucket


Người dân tộc bán đồ thổ cẩm rất nhiều và đẹp

Photobucket


       Mây mù và sương chiều làm mờ mịt cả khung trời


 Photobucket


                                Sương mù đã dâng lên che khuất ánh mặt trời


TRÚC LÂM THIỀN VIỆN

Photobucket 

                  Trong thiền viện có rất nhiều hoa


Photobucket


                    Nhiều loại hoa quý hiếm ...


Photobucket


 Mặt bên của Thiền Viện


Photobucket



CHỢ ĐÀ LẠT

Photobucket


                     Đặc điểm của chợ nầy là người ta bán rất nhiều đồ len và hoa


Photobucket   
                                          
  Đồ len ở chợ Đà Lạt



Hoa bán ở chợ Đà Lạt

Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket

Nhóm Điều Hành tour  : Lái xe , Hướng dẫn viên và trưởng đoàn


   VÀI PHIẾU Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TOUR

Photobucket






                                                                        Photobucket




Photobucket


                                                                        Tháng 6 . 2010