Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009

VĂN MINH SÔNG NƯỚC




SÔNG NƯỚC
 MIỀN TÂY









Một trong những nét độc đáo của Miền Tây là sông nước của vùng đồng bắng Nam Bộ . Chẳng thế mà có lần một người bạn của tôi quê ở Nha Trang vào Sài gòn sinh sống đã lâu, nghe nói về những cảnh sông nước ở Miền Tây đã ngẩn ngơ và nói “ Mình chưa có may mắn được xuôi ngược các vùng sông nước ấy. Đó là một thiệt thòi lớn …”

 Chính vì dòng tâm sự ấy mà tôi mới post bài nầy lên , chủ yếu là hình ảnh để giới thiệu phần nào những sinh họat của sông nước Miền Tây cho những bạn chưa bao giờ đặt chân lên những vùng đất Nam Bộ tuyệt vời nầy .

  Lúc còn nhỏ, nhà tôi ở cạnh một con sông khá lớn . Mẹ tôi thường mua hàng ở những chiếc ghe bán hàng xén chèo dọc theo sông .
 
   Tôi thường níu tay mẹ theo xuống ghe mua đồ . Đó là chiếc ghe tam bản có mui, trên ghe có hai vợ chồng chú chệt già nói tiếng Việt lơ lớ .

   Mỗi lần đi như vậy mẹ thường mua cho tôi mấy chiếc bánh “tai heo” – Bây giờ tôi không thấy loại bánh nầy còn bán nữa .

   Bước vô chiếc ghe bán đồ tạp hóa nầy tôi nghe một mùi thật lạ - chúng tôi gọi đó là mùi trong ghe của chú chệt Bạc Hạng : mùi tương, đậu, đường, bánh . kẹo, củ cải muối trộn lẫn với nhau thành một mùi đặc trưng rất “Chệt” !

  Viết đến đây tôi thấy cần cần giới thiệu với các bạn hai truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư nói về sông nước vùng Cà Mau . Đó là truyện Dòng Nhớ và truyện Nhớ Sông . Đọc hai truyện nầy xong các bạn có thể thấy rõ hơn những mãnh đời ngược xuôi trên sông nước .

 http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnnvnnn31n343tq83a3q3m3237nvn

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0nnn0n31n343tq83a3q3m3237nvn


Như trên đã nói, Blog nầy chỉ  “giới thiệu phần nào” sông nước Miền Tây vì có những thứ mà một bài đơn sơ trong blog không làm sao lột tả hết được .

 Có bao giờ bạn thấy một chuyến đò dọc trong đêm ở những con sông lớn chưa ? 

  Có bao giờ bạn xuôi dòng trên một con sông rộng, nước lớn đầy mà trong một đêm tối trời nhìn thấy cảnh “ nhánh bần gie, con đốm đậu” chưa ?

  Nếu chưa thì bạn có thể đọc truyện Con Bảy đưa đò của Sơn Nam cũng có thể hình dung được phần nào cảnh sông nước về đêm .

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqnmntn1n31n343tq83a3q3m3237nvn

Về hình ảnh , bài nầy chia làm 3 phấn : Chợ nổi , cảnh sông nước miền Tây và sinh hoạt trên sông .

I.- CHỢ NỔI :

song nuoc 


   Một trong những nét văn hóa đặc trưng của sông nước Miền Tây là các chợ trên sông – người ta gọi là chợ nổi .

   Hầu hết những Thị xã , thị trấn dọc theo sông lớn như Ngã Bảy, Cái Răng , Thới bình , Ngã Năm , Tân Duyệt, Cái Keo …đều có chợ nổi trên sông .

Các bạn xen lọat hình dưới đây sẽ hình dung được nhịp sống tại các chợ nổi nầy .

   Đa số hình tôi không biết tác giả - trừ hình của Võ Đắc Danh – nên post mà không xin phép. Mong tác giả thông cảm
 

cho noi

Cảnh buôn bán dươi sông



...cho noi

Tấp nập không thua gì trên bờ



...PhotobucketCả

các hàng ăn uống...





Photobucket

Cà phê, nước ngọt ...



...Photobucket

Xuồng bán Vàm ...



Cho noi 7


Bán lẻ và cả bán sỉ nữa ...



cho noi6


Sự trao đổi rất náo nhiệt...



Cho noi 8


Trao đổi đa dạng không thua gì một cái chợ trên bờ




Beo hang

Quảng cáo bằng cây bẹo rất hấp dẫn




song nuoc 1


Ghe thuyền xuôi ngược vùng sông nước là một cách lưu thông hàng hóa



cho noi10

Bánh mì nóng cũng có mặt trên sông ...



Photobucket

Chợ nhỏ ...


II.- CẢNH SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY

   Như trên đã nói , Blog nầy chỉ giới thiệu hạn chế một số về sông nước Miền Tây mà thôi, trong đó hình ảnh cảnh quan của nó chiếm một vị trí khá quan trọng . Xin gởi đến các bạn một số hình ảnh tôi sưu tầm được






song nuoc5


Xuôi dòng ...



Tren song

Cảnh tấp nập trên sông ...



Photobucket


Quây quần trên sông  ...




Tren song 2

Trên sông mênh mông ...

III.- SINH HOẠT TRÊN SÔNG

   Ai đã từng xuôi ngược các vùng sông nước đều thấy tân mắt những cảnh sinh hoạt trên sông .

   Có năm, tôi về nhà người anh thứ Tư ở Phụng Hiệp (vùng Ngã Bảy), anh có cây xăng chuyên bán xăng dầu cho những ghe thương hồ xuôi ngược qua vùng Ngã Năm , Ngã Bảy  là một trong những chợ nổi buôn bán sầm quất nhất  nhì vùng đồng bằng Nam Bộ .

   Tôi có dịp quan sát những sinh họat trên các ghe thuyền buôn bán trên sông .

  Một chiếc ghe thương hồ chở đồ hàng bông bỏ cho các chợ , trên ghe cả gia đình sinh sống : Trẻ con, chó , gà , cây kiểng ...đủ các thứ  không kém gì họ đang sống trên đất liền .

  Trong truyện Dòng nhớ, Nguyễn Ngọc Tư mô tả chiếc ghe của người vợ trước tuy nhỏ, nhưng có mui, có treo đủ đồ hàng để bán và đặc biệt là bà nầy còn trồng cây trên ghe : "
Ngay sau lưng chỗ má tôi ngồi, bỏ khoang tát nước có một cây ớt hiểm, một cây sống đời đang trổ bông trồng chung trên miệng cái khạp bể"....(Trích Dòng Nhớ - Nguyễn Ngọc Tư) .

  Nhưng ngời ta không thấy cực khổ vì những mảnh đời trên sông nước ấy mà nhiều người không thể lìa xa cuộc sống nầy và nếu có lên bờ sinh sống thì cũng nhớ sông da diết ...

"Con nhớ ghe quá hà, con nước rồi ba không thèm ghé thăm con". (Nhớ sông  - Nguyễn Ngọc Tư) -

"Hổng biết, nó chèo khơi khơi vậy đó ba à, con cũng nghi bậy trong bụng, có bữa con rình đi theo, vợ con chèo đã đời rồi nó buông chèo lụi vô đám lá, lấy tay vịn, ngồi ở đó. Rồi chèo về, vậy à".(sđd) .

 


Trên sông 3


Sông cũng là nhà ...



sinh hoat tren song


Gia đình trên sông
(Đọc DÒNG NHỚ)




cho noi 9


Trẻ và cuộc đời sông nước




sin hoat tren song


Hai anh em trên ghe ...



Canh song nuoc

Cố lên !!



Photobucket


Cả gia đình sống trên sông



Photobucket


Đây là những người dóng đáy trên sông ăn cơm chờ đổ đụt



Photobucket


Vị khách đi trên chiếc vỏ lãi trên sông lớn ...


HẾT







21 nhận xét:

  1. Bánh tai heo ở chỗ CNB còn thấy bán đó chú. Hay chiều nay CNB gửi lên chú một kí ăn chơi? Sáng mai chú ra xe nhận dùm, nhen chú?

    Trả lờiXóa
  2. Bắt giò anh Dũng 1 cái nha..."xuồng hoặc ghe tam bản" thì có, chớ hổng có "ghe tam bảng" nhen anh...!
    Sẵn anh nhắc đến chợ nổi và chuyện buôn bán vùng sông nước miền Tây, em tham gia với anh mẫu chuyện về "ghe bẹo lá".
    Số là trước đây, ghe thuyền đậu trên chợ nổi chen chúc, muốn người ta biết ghe mình bán món gì thì chủ ghe cắm cây sào trên nóc ghe và treo vài mẫu hàng trên đầu sào, gọi là "bẹo hàng".
    Có người vì thay đổi sinh kế hay vì khó khăn quá, muốn bán luôn cái ghe của mình thì treo cái gì đây? Dân thương hồ quy ước với nhau là treo vài cọng lá dừa, hay ghe "bẹo lá" tức là ngỏ ý muốn bán ghe (hồi xưa mui ghe thường được lợp bằng lá dừa nước).
    Vậy là giang hồ miền Tây có thêm danh từ "bẹo lá", để chỉ những góa phụ đeo trên áo miếng vãi đen nhỏ để tang chồng, là có ý nói "chồng em chết rồi mấy anh ơi..."... hehhe...
    Nhiều khi em nghĩ, hổng biết mấy cô miền Tây...chưa có chồng thì "bẹo" bằng gì bây giờ. Không lẻ lấy cọng dừa nước xỏ lổ tai thay cho đôi bông? Chớ hong làm sao biết, nhất là mấy cô trọng tuổi mà còn...chống ề.

    Trả lờiXóa
  3. Có ngay , tại post lên chưa kịp !!

    Trả lờiXóa
  4. Trời, xem mấy cái ảnh thích quá anh ạ. Có cái gì chừng như dậy sóng nhè nhẹ trong hồn mình.
    Hình như đó là cái mênh mông của sông nước, cái mộc mạc, hồn hậu của những chiếc nón lá, áo bà ba...Đẹp không sao tả xiết.
    Vâng, giá như được một lần được ngồi trên những chiếc ghe chòng chành ấy, thò tay bứt một dúm trái cây ngon lành kia thì sướng biết bao !

    Và cũng tại mình thương hình ảnh " con đò cắm cây sào đứng đợi..." lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi mê cảnh "trời trong mây nước" ở miền Tây, nó đẹp làm sao, đồng thời cũng thương người dân chất phác vùng đồng bằng sông Cửu Long nầy lắm ! Chính vì vậy mà dù không phải là người bản xứ, tôi đã chọn Vĩnh Long là quê hương thứ hai.

    Trả lờiXóa
  6. Zui quá, về sông nước là mát lòng rồi!

    Trả lờiXóa
  7. Bổ sung vài hình ảnh chợ nổi ở vài vùng nha anh Dũng.


    Chợ nổi trên sông Gành Hào - Cà Mau


    Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ


    Chợ nổi Phụng Hiệp hay còn gọi là chợ nổi ngã bảy ở Hậu Giang
    Nơi đây soạn giả Viễn Châu đã sáng tác bài "Tình anh bán chiếu" nỏi tiếng.

    Trả lờiXóa
  8. Đẹp quá anh ạ. Xin anh vài tấm hình nhé. Khi nào cần chạy sang lấy nữa.
    Thích cái cảnh bước từ ghe này sang ghe khác như trên mặt đất quá.
    Mình mà bước vậy chắc ...ùm xuống sông ngay, mắc cỡ cho dân biển ghê, vì chẳng biết...bơi !

    Trả lờiXóa
  9. Chị Yến lạm dụng từ "dân biển" rồi ! Dân biển ai cũng biết bơi hết, không biết bơi sao dám ra biển đánh cá?
    Như chị Yến, chỉ được gọi là "Dân miệt biển" thôi...!

    Trả lờiXóa
  10. sông nuoc miền tây kd chua bao giờ đến .cám ơn entry của anh .

    Trả lờiXóa
  11. đọc xong, xem xong muốn đi xuống miền tây ngay...cuối tháng 10 đi miền tây nhé chú dũng ơi ....

    Trả lờiXóa

  12. Thứ 6 nầy tôi đi Cần Thơ ...

    Trả lờiXóa
  13. Anh có gặp "người ấy", cho S gởi...1 nụ hôn ...!

    Trả lờiXóa
  14. hihih ,, thứ 6 này cháu đi ngang qua cần thơ ,,,

    Trả lờiXóa
  15. bánh tai heo, vợ chồng chú chệt Tàu, Nguyễn Ngọc Tư... đích thị là đồng hương rồi!
    Cách đây mấy tháng thấy nhớ nhớ CM con tìm cho vui thôi... vô tình tìm được đoạn clip này...Thích lắm chú ạ! Nhớ CM quá à!

    Trả lờiXóa
  16. Nhớ ... rất nhớ... một thời thơ trẻ là cảm giác của BL khi đọc entry này. Rất miền tây sông nước ! Cảm ơn anh đã giới thiệu ,,,,

    Trả lờiXóa
  17. An thik entry này. Rất hay, rất đẹp. Thanks,

    Trả lờiXóa
  18. Bánh tai heo vẫn còn đấy, bác Dũng à. Nó ở mấy cái mấy cái chợ quê nhỏ xíu, mấy cái quán nghèo vùng xa, lủng lẳng trên chiếc sào con cùng với vài chiếc bánh ú hay nải chuối trước cửa một ngôi nhà lá nào đó tuốt trong ngọn... bánh cho con nhà nghèo mà, giờ bác kiếm ở Sài Gòn đâu ra?

    Trả lờiXóa
  19. Hu hu !! thì ra làm con nhà giàu đâu có sướng gì đâu ? Một cái bánh tai heo cũng tìm không ra ...
    Bây giờ xa quê lâu quá , các chuyện ấy chỉ còn trong ký ức mà thôi...May mà thunhan chỉ chỗ bán , vậy cũng có người đồng điệu rôi ... Mai mốt về quê nhất định sẽ đi tìm ...

    Trả lờiXóa