Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

TRÍCH HỒI KÝ : NHỮNG NGÀY THÁNG CŨ ...








KỶ NIỆM SÀI GÒN













I.- BỠ NGỠ SÀI GÒN .

Đó là những năm của thập niên 60. Tôi được gia đình cho lên Sài Gòn học . Nhà tôi lúc ấy ở dưới quê tận mũi Cà Mau . Nhà nghèo , đâu có tiền cho con đi học xa .

  Rất may là tôi có người anh bà con bạn dì làm Bác sĩ Giám đốc một bệnh viện lớn của người Hoa ỏ Chợ Lớn : bệnh viện Phước Kiến – nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi  cưu mang cho đi học.

  Năm ấy, tôi bị bệnh ruột thừa và khi ba tôi đưa tôi lên Sài Gòn điều trị , sau khi mổ xong người anh BS nói trên xin ba tôi cho tôi ở lại Sài Gòn đi học .

   Cuộc đời tôi bước ngoặt sang trang mới từ đó .

Chợ SaiGon



1.- Ở trọ .

  Anh BS Phán nói trên có một đứa em trạc tuổi tôi đang trọ học ở Sài Gòn . Anh Phán gọi anh lại bảo anh hướng dẫn tôi tìm chỗ trọ và dẫn vô trường đăng ký xin học …

   Thế là tôi đến gác 59 đường Nguyễn Trải cùng ở trọ với anh – Anh Long – Sau nầy là “thổ địa” hướng dẫn tôi mọi thứ lúc chân ướt chân ráo lên Sài Gòn .

   Gác 59 đối diện với trường Bác Ái – nay là Đại học Sài Gòn là nhà cho SV – HS ở trọ ăn cơm tháng . Gác chia làm 6 phòng nhỏ ngăn bởi những tấm vách carton cao khỏi đầu một chút . Trong mỗi phòng để một cái ghế bố và một cái bàn nhỏ . Phòng không có cửa .

   Khi tôi đến, gác 59 đã có 5 anh bạn ở đó rồi .

   Sáu mắt kiếng học đệ nhất B Chu Văn An, Lợi Bình Dương học đệ tam B Văn Học , Lâm mập học đệ tứ Hưng Đạo Năng gù và Long học đệ tứ Nguyễn Bá Tòng , Bốn học đệ ngũ Thăng Long . Anh Long có một phòng riêng , các anh bạn kia ở trong một gian lớn có chia buồng như đã nói trên .

Truong Taberd

                                          Trường TABERD dạy chương trình Pháp

  Cư dân cũ nhìn tôi với đôi mắt hơi diễu cợt  Chả là lúc ấy tôi quê kếnh : Mặc một bộ đồ bà ba cháo lòng củng cởn bằng thứ vải “con cót” – Không biết tại sao người ta gọi là vải con cót nữa ? –  Đó là loại vải thô bằng coton nên rất dễ nhàu và dễ ngã màu … bây giờ không còn thấy bán nữa . Bộ đồ nầy mẹ vừa mới may cho tôi để đi Sài Gòn chữa bệnh . Còn một vài bộ đồ “tây”  cũng chẳng ra hồn : ngắn và chật , không được ủi bao giờ , giặt thiếu xà bông nên cũ và úa vàng trông thật thảm hại . Mặc vào trông đúng là như “Tư Ếch đi Sài gòn"


y Phuc

                                            Y phục dân Sài gòn những năm 60

   Bốn gọi tôi là Dũng Anh Dân ! Hỏi sao gọi thế ? Bốn đáp : “Dân đây là Dân Vệ “ (Dân Vệ  thuở đó là một sắc lính không ra lính , dân không ra dân , được trang bị “Oảnh tầm sào” để canh gác trong thôn xóm là một thứ hạng người thấp kém trong xã hội thời bấy giờ)

   Dũng Anh Dân là Dũng Dân Vệ vậy .

  Tôi cũng bực mình , nhưng nghĩ chúng đánh giá mình không oan chút nào nên cố nhịn , cười trừ .

Fashon

                                             Y phục của thiếu nữ Sài Gòn 67

   Sau nầy, lâu lắm tôi ít gặp lại họ - chuyện từng người tôi sẽ kể sau – Nhưng mới năm trước , một người quen cho tôi số điện thoại của Bốn . Tôi a lô cho nó và xưng : Dũng Anh Dân đây ! Còn nhớ bạn cố tri không ? Không ngờ Bốn vẫn còn nhớ tôi , mừng rối rít  !  Anh em hẹn nhau đi uống cà phê hàn huyên không dứt . Trước khi đi, tôi hỏi :

- Tưởng đâu chú mầy quên Dũng Anh Dân rồi chứ ?

  Nó cười cầu tài, gảy đầu đáp :

-    Thôi mà cha ! Chuyện cũ bỏ qua đi...

thieu nu 

                                                 Ăn mặc cũng sang hén ? (1967)


2.- Sinh Hoạt Sài Gòn thời ấy :

  Bà chủ nhà nấu cơm tháng cho bọn tôi 300 đ / người , tiền ở 150 đ . Nói như vậy để các bạn hình dung giá trị đồng tiền lúc bấy giờ . Cơm tháng 300 đ nhưng bà nấu rất ngon , lúc nào cũng 3 món – cả những món ăn ngon như thịt kho tàu, canh chua cá  lóc ….

   Lúc ấy anh tôi cho tôi mỗi tháng 600 đ , không kể tiền học – Ăn sáng , đi xem xi né chiều thứ bảy … tôi vẫn còn dư tiền để sắm giày dép, cả quần áo nữa …

   Và Sài Gòn đã lột xác tôi tư từ …


Chợ cũ

                 Khu Chợ Cũ buôn bán rất sầm uất


QUÁN CƠM ANH VŨ

 Đó là quán cơm dành cho SV – HS ở đường Bùi Viện . Mỗi xuất ăn 5 đ , người ăn tự chọn đồ ăn  mang ra bàn , cơm  ăn không hạn chế . Có một điều tôi lấy làm lạ, tuy là quán cơm Bình dân, nhưng chỉ có SV – HS  vào ăn mà thôi, những giới Bình Dân khác như phu khuân vác, các bác đạp xích lô…không thấy ai vào ăn cả . Thỉnh thoảng tôi báo không ăn cơm với bà chủ để lấy tiền đi ăn cơm BD ở Anh Vũ . Tuy là quán ăn BD nhưng thức ăn ngon, đa dạng và rất sạch sẻ . Ban đêm , quán Anh Vũ biến thành nơi ca nhạc rất xôm tụ . Lúc ấy ca sĩ Việt Ấn , Chế Linh, trụ tại điểm nầy và Việt Ấn nổi tiếng với bài Hận Đồ Bàn .  

  Ở đây tôi quen thân với mấy người , về sau là bạn chí cốt với nhau mãi tới bây giờ .

              Sài Gòn ta gởi cho em ,
              Quán cơm Anh Vũ , phố đèn Tự Do,
               Nhớ em ôi ! thuở học trò ,
               Này đường Nguyễn Trải, con đò Thủ Thiêm …


SAIGON đêm

      Sài Gòn đêm đẹp quá phải không ?

   3.- Chiếc xe đạp và đường phố Sài Gòn  :

  Khi mới lên Sài Gòn , anh Phán tôi viết một cái “Bon Pour” dặn tôi ra tiệm bán xe đạp ở trước cổng bệnh viện đưa cho người chủ để lấy một chiếc xe đạp .

   Trong trích hồi ký về người anh tôi có một đoạn nói về những chiếc xe đạp khốn khổ này .

   Ở quê tôi lúc ấy chỉ có 1 , 2 người sắm được xe đạp nên nó rất quý . Đối với chúng tôi đó là một thứ đồ xa xỉ , không thể nào mua sắm được , thậm chí mượn chạy chơi một chút cũng là khó lắm rồi .

   Lần đầu tiên tôi dắt chiếc xe đạp của mình từ trong tiệm ra, chiếc xe sườn đầm hiệu URAGO bóng loáng ! Thật không thế nào tả xiết niềm vui của tôi lúc ấy !


 Xa Tay

    Các bạn thấy một chiếc Vespa và một chiếc Mobilette         
                          


  Sau nầy khi thấy tôi vẫn đi chiếc xe wave Alpha cũ kỹ , bọn trẻ nói :

-    Sau Bố không đổi xe tay ga đi cho khỏe ?

   Tôi ậm ừ , nói :

-    Đời Bố chỉ khỏe và sung sướng nhất là lúc có được chiếc xe đạp !

  Bọn chúng tròn mắt , không hiểu .

  Nhưng khi nghe tôi kể lai lịch chiếc xe đạp ấy,  từ đó chúng không nói chuyện đổi xe với tôi nữa . Tôi nghĩ , chuyện nầy cũng giúp những đứa trẻ có thêm suy nghĩ về chuyện đua đòi xe cộ .

  Thời đó Thành Phố sài Gòn rất ít xe . Xe gắn máy chỉ có Vespa, Lambreta, Schach, Mobilette , Velo Solex và vài loại mô tô của Pháp còn lại , nên dù mới biết chạy xe đạp tôi đi cũng mau quen . Chỉ có những con đường thì phải dùng bản đồ và tôi có một quyển sổ tay luôn bỏ túi, khi đi hết đường nầy sang đường khác tôi đều ghi chép , đánh dấu, vì thế tuy nhà quê nhưng tôi không bao giờ lạc đường và cũng do đó tôi thuộc đường Sài Gòn rất nhanh và nhớ rất lâu .

Sau nầy có ai hỏi đường nầy đường kia hồi trước tên gì ?  thường là tôi giải đáp được .

   Hôm TP tuyển sinh Đại học, sáng sớm có hai em đi xe bảng số 65 – số Cần Thơ – ghé xe trước chỗ công ty tôi lấy bản đồ ra nói là tìm trường Đại học Sài Gòn – hình ảnh không khác gì tôi ngày trước . Thấy chúng loay hoay mãi tôi đến nói : Đại học Sài Gòn ở đây nè cháu ơi ! …

  Và tôi nghe lòng xao xuyến bâng khuâng nhớ về một thời xưa cũ  đã qua nhưng còn in đậm biết bao là kỷ niệm !

                      Xe sài Gòn, đường Sài Gòn ,
                      Ta đi mà nhớ nẽo quê xưa ,
                      Cây đa bến cũ con đò vắng ,
                      Viễn khách còn ai để đón đưa ? 


Một góc Hàm Nghi 

                                             Một góc sầm uất của phố Sài Gòn


  4.- Đi học bằng xe buýt .

  Khi chị tôi lên mua nhà trên Sài Gòn thì tôi không ở trọ nữa mà đến tá túc nhà chị .

   Nhưng nhà chị ở tít  Q.11 cuối đường Trần Quốc Toản – nay là đường 3 tháng 2 – Tôi học trường Hưng Đạo – Nay là trường Châu văn Liêm - ở đường Cống Quỳnh , khoảng đường khá xa không thể đi xe đạp được , tôi phải đi xe buýt .

   Lộ trình nầy có hai chuyến xe buýt : Xe Cây Mai – Cây Gõ và xe Phú Lâm . Xe Phú Lâm hiệu SAVIEM còn lại từ thời Pháp; xe Cây Gõ là xe SUPREIOR  của Mỹ khá hiện đại .

   Cùng học một trường , đi chung một chuyến xe Cây Gõ – Bến Thành có cô bạn hàng xóm rất đẹp học dưới tôi một lớp . Lên xe, chúng tôi ít ngồi, chỉ đứng tựa vào các băng ghế và sau vài lần “cứu hộ” cô láng giềng khi xe thắng gấp chúng tôi quen nhau , song chỉ chào hỏi thôi , vì cô bạn dáng điệu rất e dè , cả thẹn và nghiêm . Tôi thì nhát ! Thành thử chỉ nhìn nhau qua ánh mắt , tuy có nhiều điều muốn  nói nhưng chưa ai thốt nên lời .

   Nhà Bích – cô bạn ấy – rất giàu , làm đại lý cho hảng xe Lambretta ,  mua cho Bích chiếc xe Velo Solex đi học . Thế là đứt đường chim xanh !

  Ngày ngày lũi thủi một mình ra bến đón xe đi học,  tôi nhớ 2 câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan tả cảnh một thời hiu quạnh dấu xe chỉ còn là hồn thu thảo :

  “ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
  “ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương “ ! ( Bà Huyện Th.Q)

                    Nhớ ôi xe buýt Sài Gòn,
                    Bao năm lưu lạc vẫn còn trong ta ,
                    Ra đi mấy độ đường xa ,
                    Làm sao quên được thuở ta có người,
                    Một chuyến xe, một cuộc đời ,
                    Mà ta đánh mất một trời yêu thương ,
                   Thôi ta sống kiếp vô thường ,
                   Nhìn em xa khuất nẽo đường hôm mai …

                                                                                     Nhà thờ Đức Bà

                                              Nhà thờ Đức Bà
                                                                                     

                                                                           Sài  Gòn Thu 2009



     MỘT SỐ ẢNH TƯ LIỆU
Tư Liệu 1 


ẢNH TƯ LIỆU 1

Tư  Liệu 2


ẢNH TƯ LIỆU 2

Tư Liệu 3


ẢNH TƯ LIỆU 3

Bưu Điện

BƯU ĐIỆN SÀI GÒN

Quốc Hội


                                                        NHÀ QUỐC HỘI


Thương Cảng

                                        THƯƠNG CẢNG SÀI GÒN

                     và  ....


                      TỪ NƠI ẤY TA RA ĐI ...

                     (VÀI HÌNH ẢNH TƯ LIỆU)


Chốn quê xưa



NGƯỜI ĐI ĐÂU MẤT RỒI ?...


Dòng sông cũ


       DÒNG SÔNG CŨ ...


Em gái quê


        EM GÁI QUÊ XƯA ...


Mùa gặt

       MÙA LÚA CHÍN


Đặt gió

ĐẶT GIÓ

Đường làng

 
CON ĐƯỜNG QUÊ ...

Cầu ao

CẦU AO XƯA ...

Cánh đồng năng


CÁNH ĐỒNG HOANG ...

Xe trâu

XE TRÂU

Em gái quê


EM GÁI QUÊ ...

Bé mùa gặt

BÓNG DÁNG TA NGÀY ĐÓ ...

Chăn trâu

VẪN HÌNH BÓNG TA NGÀY ẤY...

Mùa lúa

MÙA THU HOẠCH

Cánh cò

NHỮNG CÁNH CÒ ...

Trâu

TRÂU VỀ CHUỒNG ...

Đi học

QUA CẦU ĐẾN TRƯỜNG

Chăn trâu


MỘT CHÚT HÌNH ẢNH TA NGÀY ĐÓ ...



  Thu, 2009
  





24 nhận xét:

  1. Heheh...
    Tóc hoa râm nhớ về ngày củ...
    Có khối tình nào hổng rủ cũng đến không?
    Xem qua cũng chạnh trong lòng...
    Ước gì quay lại ngày...sông đợi đò !

    Anh Dũng viết hay lắm, đọc rất chân thực...! Ngài phó giám..xúi cố nhớ lại viết nhiều nhiều cho em út coi đỡ ghiền cái nà...

    Trả lờiXóa
  2. Sẵn đọc entry này của anh, và cũng vì lời yêu cầu của chị Hà (haphan). Để em lục lại mấy cái chuyện "tình xưa nghĩa củ" của em post lên blog khoe...tình chơi nhen...?

    Trả lờiXóa
  3. Sài Gòn xưa đẹp và yên bình chớ không hỗn loạn như bây giờ hé...Cám ơn đã post lên những hình ảnh nầy, một thời đã xa...

    Trả lờiXóa
  4. Thật đúng như suy nghĩ của mình . Chính vì những nét ấy mà chúng ta càng nhớ Sài Gòn xưa nhiều hơn . Cám ơn caulongbachai nhé

    Trả lờiXóa
  5. Sông đợi đò còn ngày tái ngộ ;
    Người đợi người tội lắm người ơi !
    Người đi xa khuất chân trời,
    Bỏ ta cô quạnh một đời bơ vơ !...

    Trả lờiXóa
  6. Cứ mỗi lần nghe ai kể chuyện “ngày xưa” là trong trí tôi liên tưởng ngay đến ngày tháng ấy, năm ấy, mình bao nhiêu tuổi, đang ở đâu, thời thế lúc bấy giờ ra sao, rồi cứ thả lòng theo mạch chuyện của người kể và chuyện đời mình song song với nhau. Vui , buồn cứ theo đà của câu chuyện mà …trôi.

    Thời thế khác, tiện nghi xã hội khác, quan niệm sống lớp trẻ bây giờ có khác, nhưng những ngô nghê vụng dại thời trẻ, những gặp gỡ bất ngờ trong đời để lại những xúc cảm khó quên, thì ở thời nào cũng vậy.

    Tôi thích ngắm những cái pix “Sài Gòn” xưa ấy lắm.
    Và dĩ nhiên những ký ức của người Sài Gòn xưa cũng rất đẹp.

    Chờ đọc tiếp những năm tháng đẹp nhất đời người khác của anh.

    Trả lờiXóa
  7. Cành đa bóng nguyệt vẩn còn trơ
    Ta chờ ai, chờ tới bao giờ...?
    Chờ cho nhạc lụn thành thơ
    Chờ chim xoải cánh hửng hờ cuối non...?

    Trả lờiXóa
  8. Tôi hiểu vầy nè : Con người có những năm tháng đẹp nhất trong đời, nhưng không phải chỉ có 1 , mà còn những năm tháng đẹp nhất khác nữa . Không biết ý của NY có phải thế không ? Đúng là tôi còn có những năm tháng đẹp nhất trong đời nữa , rồi sẽ viết ...

    Trả lờiXóa
  9. Làm sao quên được những tháng ngày ấy chú nhỉ!
    Hic, chú làm con lại nhớ những tháng ngày trước đây...cũng vì nhà nghèo mà xém chút nữa con phải nghỉ học tận năm lớp 10 cơ. May là cuối cùng năm ấy con vẫn tiếp tục vừa đi học vừa đi bán hàng rong.

    Con lại bắt gặp hình ảnh con trong hồi ức của chú đây! Chú bỡ ngỡ với SG...còn con tuy khi đặt chân vào SG khá lâu so với thời của chú, nhưng cũng bỡ ngỡ chẳng khác chi chú. Ngày ấy con cũng chẳng có lấy bộ đồ cho đàng hoàng, toàn mặc đồ thính của bạn bè cho, mà con thì nhỏ con nữa nên đồ lúc nào cũng thùng thình...nhìn con như Hai lúa vậy chú ah! Nhưng nhờ ngay từ nhỏ con cũng đã quen rồi, nên con cũng không mấy là quê lắm so với bạn bè, cứ như là lẻ tất yếu...nhưng có điều suốt 4 năm ĐH con chẳng bao giờ dám đi chơi với bạn bè, chưa biết quán cafe là gì bở...hỏng có tiền! Hihi

    Con nhớ hồi áy anh con mua được chiếc xe đạp cho 2 chị em, vì lúc con vào ĐH thì em con cũng vô lớp 10 học ở PT Năng Khiếu luôn, thế là ngày ngày hai chị em chở nhau đi học....Mãi đến khi con ra trường đi làm được 5 năm, mới có được cái xe máy 81 cà tàng mua cũ chứ cũng hỏng được mới nữa....

    Hic, thôi con hỏng dám nhớ nữa đâu...vì nhớ nữa sẽ làm cho cái còm dài thòng, nghe chán chết chú ah!

    Dù sao thì thời khốn khó đã qua phải hông chú? Và nhớ lại những KN của tháng ngày gian khó để làm động lực mà sống cho hôm nay chú nhỉ! Con chúc chú luôn mạnh khỏe!

    Trả lờiXóa
  10. CNB nhớ lần đầu theo mẹ lên tới bến xe miền Tây, thất vọng hết biết, vì không nghĩ dân SG là ... bèo nhèo và lam lũ như vậy, sống lâu ngày mới hiểu ra vài chuyện khác.... Rồi sau đó lên học trong trường ĐHBK, ở trong ktx BK. Lần đầu mẹ dắt lên, lần sau lên một mình thì mẹ kêu thằng bạn cùng khối 12 (đang học bên khoa điện, cùng ở chung ktx) dắt lên kí túc xá BK dùm, sợ bị người ta lường gạt. Bây giờ mỗi lần gặp nhau hắn cười há há kể um xùm rồi còn bonus thêm 1 câu " Bà không lường gạt ai thì cũng mừng, chớ ai mà dám gạt bà..." Hee. Hee. CNB từng theo học 3 trường, nhưng nơi vui vẻ đáng nhớ nhất trong đời sinh viên là ở trường ĐHBK, Sài Gòn.....

    Trả lờiXóa
  11. CNB nhớ hồi đó mỗi năm tại lễ khai trường ở trường BK thì có mời ca sĩ vô hát. CNB nhớ mình đã ngồi nhìn cô Thanh Lan hát bài "Poupée de cire, poupée de son", thiệt là mê hết biết luôn (mà mắc cười là hồi đó chưa học tiếng Pháp!). Nhớ hồi đó trong phòng 14 đứa con gái, cứ 2 đứa ăn 1 phần cơm, dành tiền sáng chủ nhật đi nhà hát Hòa Bình coi ca nhạc. Nhớ hồi đó hay gặp Quang Bình và Trang Thanh Lan hát " Lối về xóm nhỏ", Lê Tuấn hát " Đợi chờ trong cơn mưa"..... Bao nhiêu là kỉ niệm đó chú....

    Trả lờiXóa
  12. Bỗng thấy con người ta giống nhau cả. Ai cũng có những vùng kí ức không thể phai mờ, dù qua bao thời gian hén chú?

    Trả lờiXóa
  13. Đúng vậy anh ạ, những tháng năm đẹp nhất đời người ấy xuyên suốt thời gian trong quá khứ của chúng ta. Đó là mối tình đầu tiên, là lúc đứa con đầu lòng được sinh ra, là gặp lại người yêu xưa cũ, là những bạn bè thân thiết đã xa mất dấu chưa lần gặp lại, và cũng có thể cả những khó khăn cực nhọc đã trải qua, mà bây giờ nhớ lại, nó vô cùng đẹp đẽ. ...

    Trả lờiXóa
  14. Đúng vậy anh ạ, những tháng năm đẹp nhất đời người ấy xuyên suốt thời gian trong quá khứ của chúng ta. Đó là mối tình đầu tiên, là lúc đứa con đầu lòng được sinh ra, là gặp lại người yêu xưa cũ, là những bạn bè thân thiết đã xa mất dấu chưa lần gặp lại, và cũng có thể cả những khó khăn cực nhọc đã trải qua, mà bây giờ nhớ lại, nó vô cùng đẹp đẽ. ...

    Trả lờiXóa
  15. Còm dài là vì entry gãi trúng chỗ , người viết cũng thích bởi mình đã giúp tha nhân hồi tưởng lại được những buồn vui trong đời . Vì chú đọc bài 15 năm xa Pleiku của cháu nên chú nghĩ cháu cũng có những hoàn cảnh , tâm tình như chú . Cám ơn cháu đã có những dòng tâm sự chân thành

    Trả lờiXóa

  16. Phải , vấn đề là mình có nhớ nhưng phải gợi lại để mọi người hiểu mình hơn và cũng để nhắc nhở , khuyến khích mình luôn . Chú nghiệm thấy, tuổi càng già người ta càng sống nhiều cho kỷ niệm , người trẻ thường quan tâm đến hiện tại nhiều hơn .

    Trả lờiXóa
  17. Kỷ niệm không phải bao giờ cũng đẹp, mà tùy ở góc nhìn của tâm hồn.
    Ai có tâm hồn rộng mở, thường nhớ lâu những kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm u sầu thường bị chôn vào nấm mồ thời gian.

    Trả lờiXóa
  18. Tuổi trẻ nhìn về phía trước, người già hay nhìn lại phía sau.
    Cám ơn những hồi ức đẹp (và đôi khi buồn) của bạn. Nó cũng hay "rủ rê" hồi ức của nhiều người lắm đó.

    Trả lờiXóa
  19. Ah, mình thực lòng chỉ nói người già là mình thôi đấy nhé. Tất nhiên là mỗi tuổi đều có cái trẻ trung của nó. :)

    Trả lờiXóa
  20. Mình nghiệm ra là đúng . Sao mìng cứ bận bịu về những kỷ niệm xưa không dứt ra được ...Quả nhiên là mình đã đau đáu nhìn lại phía sau ...

    Trả lờiXóa
  21. Hà vào đọc lại những ngày cũ của anh, ngắm những hình ảnh quá cũ, và gặp ở đây những khuôn mặt bạn bè thân quen. Yến Sơn lại nhắc tên Hà đầu tiên kia. NY, CNB, PN, TN đều rất thân quen... cảm thấy thật yên ả.

    Trả lờiXóa
  22. Đó là những người thân của tôi trên mạng nầy . Bây giờ lại có thêm Hà nữa thật là quý hóa !

    Trả lờiXóa