HAI NGƯỜI THẦY
Tặng BL, CN, NY...Nhũng người
đã và đang đứng trên bục giảng .
Một chị bạn nhờ tôi tìm một thầy hay cô giáo dạy kèm cho cháu của chị môn toán – lý .
Chị nói :
- Tôi nghiệm ra rằng trong 10 thầy cô giáo thì chỉ có 3 , 4 người dạy giỏi …kềm cặp học sinh có kết quả tốt …
Tôi hỏi : căn cứ vào đâu mà chị nói như vậy ?
- Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thôi – Chị nói – Từ ngày còn đi học đến khi chọn thầy cho con, rồi bây giờ đến cháu …
Chị còn nói thêm : Tôi thấy nghề thầy thuốc cũng vậy . 10 ông bà bác sĩ thì chỉ có vài người chữa mát tay thôi …
Hôm nay trong phạm vi nhỏ hẹp nầy tôi muốn lạm bàn về hai lãnh vực trên . Tại sao có người đánh giá là có quá hiếm người giỏi ?
*
Năm xưa , khi tôi mới đậu TT2, thi vào các trường quý tộc không đỗ trường nào bèn ghi danh vô học trường Luật .
Trường Luật thì học rất tài tử : không buộc lên lớp, không điểm danh - chỉ ghi danh và thi mà thôi .
Do đó tôi có nhiều thời gian rảnh đi tìm con đường tự mưu sinh trong lúc đi học .
Gần đến năm học, tôi về Cần Thơ làm đơn xin xin dạy học ở trường Đồng Tâm . Đây là trường đạo của địa phận Cần Thơ . Hiệu trưởng là LM Đào Tiến Tình .
Ông đọc đơn và hồ sơ của tôi , xong nhìn tôi chăm chú và hỏi :
- vì sao thầy không tiếp tục đi học mà xin đi dạy ?
- Dạ con học hàm thụ , con xin đi dạy để vừa đi làm vừa học .
Cha nói chuyện linh tinh với tôi một hồi , không có vẻ gì phỏng vấn một Giáo sư cả ( Ngày trước thầy dạy cấp 2 trở lên gọi là Giáo sư) .
Cuối cùng ông nói sẽ xếp cho tôi dạy văn lớp đệ thất (Lớp 6) . Môn văn lớp 6 thời đó tổng cộng 7 giờ (không gọi là tiết như hiện nay) gồm 2 giờ cổ văn, 3 giờ kim văn, 1 giờ luận văn và 1 giờ trần thuyết .
Tôi vào dạy được mấy hôm thì cha Tình xếp cho tôi thêm 1 lớp 6 và 1 lớp 7 .
Sau nầy khi có dịp gần gủi với cha Tình tôi đánh bạo hỏi cha :
- Vì sao hồi đó cha nhận con vào dạy văn ?
Cha trả lời ngay không suy nghĩ :
- Đó là trực giác của một người làm nghề Giám học . Không thể diễn tả được . Nhưng những người thầy dạy giỏi hiếm lắm ...
Thật may mắn cho bước đường “làm thầy” của tôi, đầu tiên lại gặp được một nhà sư phạm lớn như cha Tình . Cái “trực giác” mà cha đã nói sau nầy khi làm công tác quản lý trường học tôi mới thể nghiệm được một cách sâu sắc .
*
Khi học lớp đệ tứ tôi làm bài tập Toán lý Hóa của nhiều thầy , trong đó có sách của thầy Đặng Sỹ Hỷ . Người ta nói rằng thầy Hỷ học thi Tú tài 1 thì đã ra sách luyện thi Trung học đệ nhất cấp rồi …Điều nầy khiến nhiều GS trên đại học không ưa nên thầy Hỷ thi hoài vẫn bị đánh rớt Oral không lấy được cái bằng cử nhân Toán Lý . Đó là ở trường Đại học Huế . Sau nầy thầy phải vô Sài Gòn thi mới đậu !
*
Nhiều năm sau tôi có dịp lên Biên Hòa dạy trường Khiết Tâm – một trường đạo nổi tiếng thời bấy giờ - Hiệu trưởng là cha Yến là một nhà sư phạm bẩm sinh xuất sắc . Trường trên 50 lớp nhưng không có Hiệu phó , giám học . Chỉ mình cha quản lý .
Một hôm nhân vui câu chuyện tôi lại hỏi cha câu mà trước đây tôi đã hỏi cha Tình :
- Làm sao cha đánh giá được thầy cô nào dạy giỏi ?
Cha cũng trả lời ngay không do dự :
- Đó là những con người Góc cạnh !
Ồ từ nầy thật quá trừu tượng đối với tôi . Con người góc cạnh là sao ? và tại sao một con người góc cạnh thì dạy giỏi ?
Tôi muốn hỏi cha thêm cho rõ nhưng hơi ngại nên thôi .
Hình minh họa
Khi tôi về QL chuyên môn trường PSN ở Q.3 là một trường Bán công đầu tiên của TP tôi có cơ hội thể nghiệm những vấn đề trên .
Trung là học trò cũ của tôi em học Sư Phạm Kỹ Thuật ra trường rồi nhưng không được bố trí đi dạy . Em đến xin tôi vô làm Giám thị .
Nhưng Trung là một thầy giáo “góc cạnh” ! Nhà em học sinh học thêm tấp nập . Tôi xếp thử cho Trung dạy phụ đạo một lớp buổi chiều . Em dạy rất thành công .!
Bây giờ Trung dạy toán ở một trường chuyên . Em đã quên cái bằng SPKT của mình rồi …
Một thầy giáo khác là anh Sáng . Anh chỉ có bằng Tú Tài , không học sư phạm nhưng là một thầy dạy môn Hóa rất xuất sắc .
Hóa là một môn khó dạy, khó hấp dẫn học trò ; nhiều năm liền thi tốt nghiệp không có môn Hóa cũng là một vấn nạn cho các thầy cô dạy môn nầy . Sáng đã chọn cho mình một khúc xương khó nhá : Đó là môn Hóa !
GS triết học TRẦN ĐỨC THẢO
Tôi vẫn còn nhớ năm học lớp đệ nhị B trường Hưng Đạo thầy dạy Hóa lớp tôi là thầy Chung Cử nhân Giáo khoa lý hóa nhưng thầy dạy rất dỡ . Giờ thầy tụi tôi cúp cua gần nửa lớp ! Xem thế bằng cấp cao không phải là điều kiện đủ để làm một ông thầy góc cạnh !
Nhà Sáng học trò học thêm rất đông . lớp nầy ra, lớp khác vô liên tục . Thi học kỳ, học trò học thêm với thầy Sáng đều làm bài khá tốt . Đó là một cách tiếp thị hiệu quả nhất , và học trò của Sáng dạy thêm lúc nào cũng đông !
Phải chăng đó cũng là một người thầy “góc cạnh” ?
Sau nầy người thầy bị lệ thuộc 100% vào giáo án nên lên lớp dạy bị gò bó , không phát huy được khả năng sư phạm của mình .
Một lần trong hội nghị về giáo dục ở Châu Âu, vị Bộ trưởng GD Cộng hòa Dân Chủ Đức phát biểu : “ Tôi ngồi đây nhưng tôi biết bây giờ các trường nước tôi đang dạy môn Toán tiết nào , chương nào “ .
Điều đó có gì hay đâu mà khoe ? Bởi sự kế hoạch hóa máy móc ngu xuẩn của họ làm tàn lụi , thui chột khả năng sáng tạo trong Giáo dục .
Sau ngày 30 tháng Tư các thầy cô chỉ được đi lề bên phải , ít ai dám phá rào nên những con người “góc cạnh” cũng giảm đi nhiều .
Sự xuất sắc của người thầy ít thấy xuất hiện .
Bây giờ chọn giáo viên dạy giỏi , chiến sĩ thi đua người ta chỉ dựa trên giáo án , những giờ thao giảng có gà trước cho học sinh …nên những người giáo viên tự trọng , có thực tài không đăng ký . Họ âm thầm làm riêng .
Những người như Trung , Sáng …không bao giờ đăng ký thi GV dạy giỏi cả bởi họ biết rằng những vị ngồi dự giờ thao giảng của họ dạy kém hơn họ rất nhiều , lên bục giảng để họ cho điểm mình thì không thể chấp nhận được . Anh bị thong manh mà đứng ra chỉ đường cho tôi thì còn trời đất gì nữa !
Vậy nói như cô bạn của tôi rằng bây giờ tìm một thầy cô dạy giỏi thực sự không phải dễ cũng có phấn đúng .
(Thầy thuốc sẽ nói sau)
đã và đang đứng trên bục giảng .
Một chị bạn nhờ tôi tìm một thầy hay cô giáo dạy kèm cho cháu của chị môn toán – lý .
Chị nói :
- Tôi nghiệm ra rằng trong 10 thầy cô giáo thì chỉ có 3 , 4 người dạy giỏi …kềm cặp học sinh có kết quả tốt …
Tôi hỏi : căn cứ vào đâu mà chị nói như vậy ?
- Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thôi – Chị nói – Từ ngày còn đi học đến khi chọn thầy cho con, rồi bây giờ đến cháu …
Chị còn nói thêm : Tôi thấy nghề thầy thuốc cũng vậy . 10 ông bà bác sĩ thì chỉ có vài người chữa mát tay thôi …
Hôm nay trong phạm vi nhỏ hẹp nầy tôi muốn lạm bàn về hai lãnh vực trên . Tại sao có người đánh giá là có quá hiếm người giỏi ?
*
Năm xưa , khi tôi mới đậu TT2, thi vào các trường quý tộc không đỗ trường nào bèn ghi danh vô học trường Luật .
Trường Luật thì học rất tài tử : không buộc lên lớp, không điểm danh - chỉ ghi danh và thi mà thôi .
Do đó tôi có nhiều thời gian rảnh đi tìm con đường tự mưu sinh trong lúc đi học .
Gần đến năm học, tôi về Cần Thơ làm đơn xin xin dạy học ở trường Đồng Tâm . Đây là trường đạo của địa phận Cần Thơ . Hiệu trưởng là LM Đào Tiến Tình .
Ông đọc đơn và hồ sơ của tôi , xong nhìn tôi chăm chú và hỏi :
- vì sao thầy không tiếp tục đi học mà xin đi dạy ?
- Dạ con học hàm thụ , con xin đi dạy để vừa đi làm vừa học .
Cha nói chuyện linh tinh với tôi một hồi , không có vẻ gì phỏng vấn một Giáo sư cả ( Ngày trước thầy dạy cấp 2 trở lên gọi là Giáo sư) .
Cuối cùng ông nói sẽ xếp cho tôi dạy văn lớp đệ thất (Lớp 6) . Môn văn lớp 6 thời đó tổng cộng 7 giờ (không gọi là tiết như hiện nay) gồm 2 giờ cổ văn, 3 giờ kim văn, 1 giờ luận văn và 1 giờ trần thuyết .
Tôi vào dạy được mấy hôm thì cha Tình xếp cho tôi thêm 1 lớp 6 và 1 lớp 7 .
Sau nầy khi có dịp gần gủi với cha Tình tôi đánh bạo hỏi cha :
- Vì sao hồi đó cha nhận con vào dạy văn ?
Cha trả lời ngay không suy nghĩ :
- Đó là trực giác của một người làm nghề Giám học . Không thể diễn tả được . Nhưng những người thầy dạy giỏi hiếm lắm ...
Thật may mắn cho bước đường “làm thầy” của tôi, đầu tiên lại gặp được một nhà sư phạm lớn như cha Tình . Cái “trực giác” mà cha đã nói sau nầy khi làm công tác quản lý trường học tôi mới thể nghiệm được một cách sâu sắc .
*
Khi học lớp đệ tứ tôi làm bài tập Toán lý Hóa của nhiều thầy , trong đó có sách của thầy Đặng Sỹ Hỷ . Người ta nói rằng thầy Hỷ học thi Tú tài 1 thì đã ra sách luyện thi Trung học đệ nhất cấp rồi …Điều nầy khiến nhiều GS trên đại học không ưa nên thầy Hỷ thi hoài vẫn bị đánh rớt Oral không lấy được cái bằng cử nhân Toán Lý . Đó là ở trường Đại học Huế . Sau nầy thầy phải vô Sài Gòn thi mới đậu !
*
Nhiều năm sau tôi có dịp lên Biên Hòa dạy trường Khiết Tâm – một trường đạo nổi tiếng thời bấy giờ - Hiệu trưởng là cha Yến là một nhà sư phạm bẩm sinh xuất sắc . Trường trên 50 lớp nhưng không có Hiệu phó , giám học . Chỉ mình cha quản lý .
Một hôm nhân vui câu chuyện tôi lại hỏi cha câu mà trước đây tôi đã hỏi cha Tình :
- Làm sao cha đánh giá được thầy cô nào dạy giỏi ?
Cha cũng trả lời ngay không do dự :
- Đó là những con người Góc cạnh !
Ồ từ nầy thật quá trừu tượng đối với tôi . Con người góc cạnh là sao ? và tại sao một con người góc cạnh thì dạy giỏi ?
Tôi muốn hỏi cha thêm cho rõ nhưng hơi ngại nên thôi .
Hình minh họa
Khi tôi về QL chuyên môn trường PSN ở Q.3 là một trường Bán công đầu tiên của TP tôi có cơ hội thể nghiệm những vấn đề trên .
Trung là học trò cũ của tôi em học Sư Phạm Kỹ Thuật ra trường rồi nhưng không được bố trí đi dạy . Em đến xin tôi vô làm Giám thị .
Nhưng Trung là một thầy giáo “góc cạnh” ! Nhà em học sinh học thêm tấp nập . Tôi xếp thử cho Trung dạy phụ đạo một lớp buổi chiều . Em dạy rất thành công .!
Bây giờ Trung dạy toán ở một trường chuyên . Em đã quên cái bằng SPKT của mình rồi …
Một thầy giáo khác là anh Sáng . Anh chỉ có bằng Tú Tài , không học sư phạm nhưng là một thầy dạy môn Hóa rất xuất sắc .
Hóa là một môn khó dạy, khó hấp dẫn học trò ; nhiều năm liền thi tốt nghiệp không có môn Hóa cũng là một vấn nạn cho các thầy cô dạy môn nầy . Sáng đã chọn cho mình một khúc xương khó nhá : Đó là môn Hóa !
GS triết học TRẦN ĐỨC THẢO
Tôi vẫn còn nhớ năm học lớp đệ nhị B trường Hưng Đạo thầy dạy Hóa lớp tôi là thầy Chung Cử nhân Giáo khoa lý hóa nhưng thầy dạy rất dỡ . Giờ thầy tụi tôi cúp cua gần nửa lớp ! Xem thế bằng cấp cao không phải là điều kiện đủ để làm một ông thầy góc cạnh !
Nhà Sáng học trò học thêm rất đông . lớp nầy ra, lớp khác vô liên tục . Thi học kỳ, học trò học thêm với thầy Sáng đều làm bài khá tốt . Đó là một cách tiếp thị hiệu quả nhất , và học trò của Sáng dạy thêm lúc nào cũng đông !
Phải chăng đó cũng là một người thầy “góc cạnh” ?
Sau nầy người thầy bị lệ thuộc 100% vào giáo án nên lên lớp dạy bị gò bó , không phát huy được khả năng sư phạm của mình .
Một lần trong hội nghị về giáo dục ở Châu Âu, vị Bộ trưởng GD Cộng hòa Dân Chủ Đức phát biểu : “ Tôi ngồi đây nhưng tôi biết bây giờ các trường nước tôi đang dạy môn Toán tiết nào , chương nào “ .
Điều đó có gì hay đâu mà khoe ? Bởi sự kế hoạch hóa máy móc ngu xuẩn của họ làm tàn lụi , thui chột khả năng sáng tạo trong Giáo dục .
Sau ngày 30 tháng Tư các thầy cô chỉ được đi lề bên phải , ít ai dám phá rào nên những con người “góc cạnh” cũng giảm đi nhiều .
Sự xuất sắc của người thầy ít thấy xuất hiện .
Bây giờ chọn giáo viên dạy giỏi , chiến sĩ thi đua người ta chỉ dựa trên giáo án , những giờ thao giảng có gà trước cho học sinh …nên những người giáo viên tự trọng , có thực tài không đăng ký . Họ âm thầm làm riêng .
Những người như Trung , Sáng …không bao giờ đăng ký thi GV dạy giỏi cả bởi họ biết rằng những vị ngồi dự giờ thao giảng của họ dạy kém hơn họ rất nhiều , lên bục giảng để họ cho điểm mình thì không thể chấp nhận được . Anh bị thong manh mà đứng ra chỉ đường cho tôi thì còn trời đất gì nữa !
Vậy nói như cô bạn của tôi rằng bây giờ tìm một thầy cô dạy giỏi thực sự không phải dễ cũng có phấn đúng .
(Thầy thuốc sẽ nói sau)
Có lẻ anh nên ghi thêm ít dòng về hiện tượng "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" xảy ra ở nước ta vào những năm 79 -80 đến 85 -86.
Trả lờiXóaĐây là một nghịch lý mà hậu quả nặng nề của nó còn di hại tới ngày nay.
Chắc anh cũng biết trường sư phạm ở Pháp luôn tuyển vào những sinh viên xuất sắc nhất.
Tôi không phải là người "góc cạnh", cũng không tài hoa gì, nhưng có một điều dám nói chắc như đinh đóng cột rằng, khi còn đứng trên bục giảng , tôi là một người dạy tốt.
Trả lờiXóaTôi căn cứ vào sự đánh giá của giáo viên tiếp nhận lớp của mình năm học tiếp theo sau đó. Họ rất an tâm và vui mừng khi được nhận lớp của tôi chuyển giao.
Tôi cũng không biết dựa vào đâu để nhận định một người thầy giỏi, nhưng giống như anh, tôi có thể nhận biết được điều đó, nhờ trực giác.
Xin cám ơn anh về bài viết này.
Tôi đâu có quên những chuyện ấy ! Nhưng tôi không muốn nhuộm một màu xám vào cái entry này và muốn để chỗ cho các bạn còm .
Trả lờiXóaSơn đã nhìn ra vấn đề rồi đó !
Nhớ có một năm các em thi vô Bách khoa thiếu điểm được đưa qua học SP ! Mình nghe tin ấy mà muốn rơi nước mắt !!
Thật là chính xác ! và không cần "tiếp thị" ... tôi nhớ trước đây đã thấy những trường hợp như vậy . Thế Yến là một con người "Góc cạnh " quá đi chứ ! Tôi tuy chưa gặp người nhưng đọc văn bài cũng đoán ra rồi ...
Trả lờiXóaEm khong lam thay giao nhung rat dong y bai viet nay cua anh."Con nguoi goc canh" khong rieng gi trong nganh giao duc,nganh nao cung can (em xai may o tiem internet nen khong co dau,anh thong cam nha!)
Trả lờiXóaCNB không "có góc cạnh", nhưng không phải "chuột chạy cùng sào". Hee. Hee
Trả lờiXóa"Một lần trong hội nghị về giáo dục ở Châu Âu, vị Bộ trưởng GD Cộng hòa Dân Chủ Đức phát biểu : “ Tôi ngồi đây nhưng tôi biết bây giờ các trường nước tôi đang dạy môn Toán tiết nào , chương nào “. Điều đó có gì hay đâu mà khoe ? Bởi sự kế hoạch hóa máy móc ngu xuẩn của họ làm tàn lụi , thui chột khả năng sáng tạo trong Giáo dục "
Trả lờiXóa+ Em trich doan nay vi thay hay,khong binh luan.
Thấy giống giống, quen quen ....Hee. Hee
Trả lờiXóaAnh Dung oi,sao di dau cung gap chau anh het vay?
Trả lờiXóaCháu anh Dũng thì .... loanh quanh chỗ nhà anh Dũng chứ đâu?
Trả lờiXóaCoi entry này đi chú..
Trả lờiXóahttp://ngocdoduy.multiply.com/journal/item/142/142
Đó là cái thời của BL ấy àm. Khi bạn bè hỏi đăng ký thi vô đại học nào thì có đứa ấm ớ không dám bảo là sư phạm !
Trả lờiXóaAi cũng đổ xô thi các ngành khác mà chê sư phạm nên cuối cùng chỉ những đưa 1học yếu mới thi sư phạm và nghiễm nhiên làm thầy để dạy lại các thế hệ sau. Và vì vậy mà những người chê sư phạm trước đó đã phải sững sờ khi thế hệ con của họ lớn lên phải học những người thầy, vốn là bạn của chính họ mà ngày xưa học chẳng ra gì ! Đó cũng là nghịch lý !
Trường Bl có hai trường hợp nè. Một thầy dạy Văn từ trước giải phóng. Nghe thầy giảng thì khỏi chê vào dâu được... Bọn hậu bối như Bl thì cứ mơ sao dạy được một tiết dạy nhẹ nhàng và thanh thoát như thầy. Đến khi gần về hưu thì ngành mới phát hiện thầy ko có bằng cấp chính thức, nhưng vì sắp hết tuổi phục vụ nên cho qua vẫn để thầy dạy bình thường.
Trả lờiXóaCòn thầy dạy hóa thì ngay từ khi còn học phổ thông, Bl đã nghe tiếng thầy, khi về trường dạy thì biết thầy dạy rất hay, có nhiều học trò giỏi. Nhưng khi bắt đầu xét tới bằng cấp thì mới hay thầy ko có bằng ĐH và vậy là đưa thầy xuống dạy cấp 2 và mỗi tuần thầy phải xách cặp đi học ĐH hóa ở trường Sp của tỉnh ! Trong lòng học trò các thế hệ đã từng học thầy, thầy vẫn rất được kính trọng.
Đó là những thầy giáo "góc cạnh" như anh nói, Bl nghĩ vậy.