HAI NGƯỜI THẦY
PHẦN HAI
Trong gánh họ tôi có 6 người làm Bác Sĩ , chỉ có người anh con Dì tôi đã về hưu còn lại các người kia đang làm ở bệnh viện .. Có 2 đứa cháu làm trong bệnh viện ở Pháp .
Những năm trước 30/4/75 , buổi tối tôi đến phòng mạch của anh con Dì Tư tôi giúp anh nhận bệnh và thu tiền khám bệnh .
Bệnh nhân của anh rất đông , phải lấy số trước hai ngày mới vào khám được .
Thường khám xong tới bước trả tiền , anh nhìn khách đánh giá . Nhiều lần anh bảo tôi không lấy tiền khám .
Có lần, một ông cụ sau khi khám xong lui cui mở kim tây cài túi định lấy tiền trả . Anh hỏi :
- Nhà cụ ở đâu ? Ai giới thiệu cụ đến đây ?
- Dạ tôi ở Cà Mau . Có người quen chỉ đến khám với Bá sĩ . Tôi đã đi khám 3,4 ông Bác sĩ trên nầy nhưng không hết bệnh …
Anh cầm xấp hồ sơ bệnh của cụ nói :
- Người ta chữa cho bác không đúng bệnh nên không khỏi là phải . Bác về uống thuốc theo toa nầy sẽ hết .
Và anh bảo tôi không lấy tiền khám bệnh của cụ già .
Hầu như ngày nào cũng có những trường hợp như vậy .
Nhiều người còn được anh cho thuốc Echantillon (thuốc mẫu của các Pharmacie tặng cho BS)
Những bà mẹ nách con dáng nghèo khổ, những bác nông dân chấn đất , những người phu phen da sạm nắng họ đến phòng mạch của anh với đôi mắt bừng lên tia hy vọng ! Chỉ cần nhìn họ, lòng tôi thấy dâng lên một nổi thương xót vô hạn . Những người có TÂM không thể nào chém chặt họ được .
Trên vách chỗ bàn ghi tên có một câu “ Đến khám một lần không hết bệnh , lần thứ hai tái khám không lấy tiền “
Câu nầy anh coi như là châm ngôn cho công việc của mình .
Có lần tôi hỏi anh :
- Sao anh khám không lấy tiền nhiều quá vậy ?
- Đó là những người quá nghèo khổ , mình lấy tiền khám thì họ không còn đủ tiền mua thuốc nữa …
Trong thời gian tôi được anh cho tiền đi học , tối thứ Bảy và Chúa Nhật tôi đến nhà viết sách cho anh . Anh đọc cho tôi viết tốc ký , sau đó nhờ người đánh máy lại .
Nhiều năm thắm thoát trôi qua tôi đã làm thư ký viết cho anh 3 cuốn sách : Thành Kiến Sai Lầm của người dùng thuốc, Bệnh trẻ con và Bệnh đàn Bà . Sách bán rất chạy, tái bản nhiều lần .
Sau mấy mươi năm , sách tuy lỗi thời , nhưng nhiều gia đình vẫn còn giữ và tự chữa bệnh cho mình theo sách .
Anh vẫn là cây cổ thụ trong làng thầy thuốc của TP , chuyên trị những bệnh
nhân “thầy chạy”
Hình minh họa
Có một lần, một người bạn đến nhờ tôi chỉ phòng mạch của anh để đưa con đến khám bệnh . Anh nói :
- Mình nghe lời một ông bạn đưa cháu đến Bác sĩ T. bị ông ta “nuôi bệnh” mấy tuần . Con bé ốm quắc queo , không khỏi bệnh, tình trạng có mòi nặng hơn trước .
Anh đưa cho tôi xem một bọc thuốc và nói :
- Mỗi kỳ khám Ổng đưa cho tôi 9 bọc thuốc , dặn uống trong 3 ngày , tái khám .
Tôi hỏi :
- Sao thuốc không thấy nhãn gì cả vậy ?
- Ờ vợ ông BS lột ra hết rồi dồn vào trong mấy cái bọc nầy . Mình đâu có biết nó là thuốc quỷ gì …
Hỏi : Toa thuốc đâu ? Đáp : Toa bà vợ giữ, nói bữa sau tái khám sẽ đưa trả . Nhưng 3, 4 kỳ tái khám rồi bà ta cũng chưa trả …
Bác sĩ Trần Đông A nói : “ Mỗi khi đặt bút viết đơn thuốc cứ nghĩ đó là “lệnh xé xác” dành cho bệnh nhân” : http://nguyenyenson.multiply.com/journal/item/566/566?replies_read=7.
Cái trò “Trong anh khám bệnh” ngoài “nàng ghi toa”, bán thuốc ! không phải là ít người làm .
Một vị BS có tiếng ở TP làm Quản lý một bệnh viện công lớn vẫn ”nuôi bệnh” kiểu ấy . Ít nhất đi đến ông ta 3 , 4 lần tái khám mới được ông nhận vào bệnh viện xạ trị . Ông nầy Giaù lắm rồi : nhà 4,5 tấm, xe hơi 2,3 chiếc …nhưng vẫn chưa ngừng chém bệnh nhân . Cách nay không lâu, một người bà con ở quê lên nhờ tôi dẫn đến ông khám bệnh . Cô nầy bị bứơu cổ . Khám xong ông cho thuốc : Lại những cái bọc và những viên thuốc không nhãn…Hẹn 3 ngày tái khám v…v… Tôi ngồi ở phòng chờ nhìn thấy cảnh mấy mươi năm về trước ở phòng mạch của anh tôi . Có điều những bệnh nhân nầy đa số là nghi vấn ung thư, một căn bệnh nan y . Nên trong mắt họ tôi thấy sự lo âu, bồn chồn … Đây là những người không tiếc tiền để lo chữa bệnh cho mình .
Đối với những con người nầy thì “lệnh xé xác” dành cho họ không thể nào họ chạy thoát ! Thuốc giá trên trời ; Tái khám mấy lần ? Chủ nhân “Lệnh xé xác” hoàn toàn chủ động . Con bệnh không thể nào cựa quậy gì được .
Khi bắt chẹt một người nào đó mà mình biết đối phương không sao thoát được thì sự vô nhân đạo càng tăng lên gấp bội . Đó là trường hợp của người thầy thuốc vô lương tâm đối với bệnh nhân của họ .
Người ta luôn hô hào “Y ĐỨC” , và nói “Lương y như từ mẫu “… Tôi thấy đây là những vị từ mẫu không biết thương con …Lời thề Hypocrate khi ra trường các ông đã quên khi đối diện với đồng tiền .
*
Trước 30 tháng tư tôi bị chứng nhức đầu cấp tính rất nặng , không sao ngồi lên được . Lúc ấy anh tôi đi Pháp để tu nghiệp về chuyên môn nên tôi phải đến một bác sĩ là bạn của anh làm trưởng khoa nội một bệnh viện lớn để xin chữa . Anh nầy cũng là chỗ quen biết của gia đình .
Anh khám rất kỷ và cho nhiều loại thuốc nhưng bệnh của tôi không giảm . Rồi nào chụp hình sọ, nào lấy nước tủy sống , lấy máu xét nghiệm …(Hồi đó chưa có kỹ thuật chụp MR) , nhưng vẫn không tìm ra bệnh .
Cuối cùng ông bác sĩ phán một câu xanh dờn :
- Tôi nghi anh bị u não !
Trời ơi ! nghe như bị tuyên án tử hình ! Làm thằng nhỏ không ngủ được mấy đêm liền … Coi như vậy là đi đứt rồi !
May quá lúc đó anh tôi về SG , Tôi lập tức đến anh xin khám và nói rằng ông Ân bạn anh nghi tôi bị u não !
Anh trợn mắt nhìn tôi vẻ diễu cợt . Sau đó anh khám cho tôi rất kỹ và tự tay chích cho tôi một mũi Salicilate vào gân .
Mười lăm phút sau tôi ngồi dậy được ! và hết ngay chứng nhức đầu quái ác kia .
Tôi hỏi anh :
- Tôi bị bệnh gì mà anh Ân tìm hoài không ra ?
Anh cười :
- Anh mới vừa đọc một tài liệu nói về bệnh nầy . Tài liệu ngắn thôi nên ít ai chú ý . Đó là bệnh phong thấp màng não ! .
Ôi ! những người thầy thuốc ! Tôi gặp gỡ họ không nhiều nhưng có biết bao điều để nói . Phải chăng trong giới nầy cũng có những người thầy thuốc “góc cạnh” ? và con số thầy thuốc “chém” bệnh nhân bằng “lệnh xé xác” tỷ lệ là bao nhiêu ? “Lương y như từ mẫu” là bao nhiêu ?
Tại con người Việt Nam hay tại nguyên do nào ?
Hình minh họa
Tháng 3 Năm 2010